Bùng phát bệnh chân, tay, miệng ở trẻ em do đâu?

Bùng phát bệnh chân, tay, miệng ở trẻ em do đâu?

3 phút, 42 giây để đọc.

Bùng phát bệnh chân, tay, miệng ở trẻ em do đâu? Câu hỏi được các bà mẹ có con nhỏ thường xuyên quan tâm, bởi cản bệnh này lại bùng phát trong năn nay. Thông thường vào tháng 4 và tháng 5 hàng năm khi cả nước vào đợt nắng nóng cao điểm. Thì căn bệnh này cũng bắt đầu xuất hiện. Riêng tháng 4 năm 2021 cho đến giữa tháng 5 năm nay, thì bệnh tay chân miệng ở trẻ em cũng được ghi nhận cũng được ghi nhận với số ca kỉ lục. Đây là căn bệnh phổ bến thường xuất hiện vào tháng 4-5 và tháng 9 tháng 10 hàng năm. Vậy tại sao bệnh tay, chân , miệng lại bùng phát? Nguyên nhân là gì? hãy cùng tìm câu trả lời qua bài chia sẻ của các chuyên gia.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng (HFMD- Hand, foot and mouth disease) .Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng. Và da chủ yếu ở dạng phỏng nước xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Và bên trong miệng của trẻ, đầu gối và mông.

Theo các chuyên gia, hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có diễn biến nhanh, nặng. Và gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí chỉ trong nửa ngày đã có thể chuyển độ. Ở nhiều trường hợp nặng, trẻ có thể gặp chuyển độ nhanh đột ngột. Có khi bỏ qua độ 2 và vào độ 3 đột ngột, dẫn đến nguy cơ suy hô hấp và diễn tiến biến chứng nặng nhanh. Chính vì vậy, phụ huynh cần đặc biệt chú ý phòng bệnh cho trẻ.

Bùng phát bệnh ở những địa phương nào?

Bệnh năm nay chủ yếu phát bệnh ở khu vực miền nam

Bộ Y tế ghi nhận trong tháng 4 và tháng 5/2021 có 17.451 ca tay chân miệng. Trong đó 4 người tử vong, trên cả nước tính từ đầu năm đến nay.

Số tử vong, có 2 ca ở Kiên Giang, tại An Giang và Long An mỗi nơi một ca. So với cùng kỳ năm 2020, số bệnh nhân tăng 4 lần. Chủ yếu khu vực miền Nam, đặc biệt là TP HCM, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang.

Tại TP HCM, bệnh tay chân miệng bùng phát ở mức báo động. Ba tháng đầu năm thành phố ghi nhận hơn 2.500 ca tay chân miệng, tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết quận, huyện ghi nhận số bệnh nhân “tăng ở mức báo động”.

Bùng phát bệnh thường vào thời gian nào?

Theo Bộ Y tế, tay chân miệng là bệnh lưu hành quanh năm. Lây truyền qua đường tiêu hóa. Số mắc gia tăng từ tháng 4-5 và tháng 9-10 hàng năm. Trẻ dễ mắc bệnh do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo. Phòng chống bệnh bằng cách vệ sinh môi trường. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi cho trẻ sạch; đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh…

Nguyên nhân bệnh tay chân miệng

Nhóm virus đường ruột, điển hình là virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16). và Enterovirus 71 (EV71) là thủ phạm chính gây ra bệnh tay chân miệng. Trong đó, virus Coxsackievirus A16 là loại thường gặp nhất với các triệu chứng ở thể nhẹ. It biến chứng và thường tự khỏi. Enterovirus 71 gây bệnh nặng hơn, biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí có thể gây tử vong. Các vi rút đường ruột khác thường gây bệnh nhẹ. Các virus này sống trong đường tiêu hóa. Và lây từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh.

Nhóm virus đường ruột, điển hình là virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16). và Enterovirus 71 (EV71) là thủ phạm chính gây ra bệnh tay chân miệng

Kết luận

Trước sự bùng phát của dịch. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát. Phát hiện sớm ổ dịch, xử lý triệt để tránh dịch lây lan ra diện rộng. Bệnh viện phân tuyến điều trị, hạn chế chuyển tuyến bệnh nhân. Tránh quá tải cho bệnh viện tuyến trên. Và lây nhiễm chéo với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *