Bệnh đau lưng nên phòng tránh như thế nào?

Bệnh đau lưng nên phòng tránh như thế nào?

3 phút, 40 giây để đọc.

Bệnh đau lưng nên phòng tránh như thế nào? Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh đau lưng nhiều nhất? Đó là thắc mắc của những người mắc bệnh đau lưng nói chung. Đây là một căn bệnh phổ biến và gặp ở mọi đối tượng và nó ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, việc hiểu biết về căn bệnh và phòng tránh nó là điều cần thiết. Bởi nếu đã bị rồi thì việc điều trị sẽ rất khó khăn và tốn kém.

Bệnh đau lưng là gì?

Đau lưng mỏi gối tê tay là những tình trạng thường đi kèm với nhau, nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường. Bệnh gây ra nhiều phiền toái cho người mắc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng vận động và sinh hoạt thường ngày. Đau lưng mỏi gối tê tay có thể xuất hiện tại gần cột sống hoặc vùng thắt lưng. Cơn đau có tính chất kéo dài liên tục hoặc đau thành từng cơn khiến người bệnh khó vận động

Bệnh đau lưng thường gặp ở những đối tượng nào?

Đau lưng là bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Anh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nếu bạn thường xuyên gặp phải những cơn đau lưng kéo dài, kèm theo những triệu chứng bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý như: Thoái hóa cột sống, Thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống…

Đối tượng nào cũng có thể bị đau lưng

Bệnh đau lưng có triệu trứng như thế nào?

Ngoài những cơn đau lưng, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng dưới đây:

  • Cảm thấy đau và cứng khớp ở phía dưới của lưng
  • Đau âm ỉ ở lưng
  • Các cơn đau có xu hướng thuyên giảm khi người bệnh
  • Cơn đau lưng bắt đầu từ vùng thắt lưng rồi lan xuống vùng hông, căng chân, bàn chân
  • Đôi khi người bệnh cảm thấy tê ran và ngứa chân
  • Khó khăn trong quá trình di chuyển, người bệnh cảm thấy các cơn đau có xu hướng gia tăng khi đi bộ, chạy bộ hoặc làm các công việc nặng

Đau lưng khi làm việc nặng

Khi bắt buộc phải nâng vật nặng: Đứng dạng hai chân để trọng lượng vật nâng được phân phối đều ở cả hai bên chân. Đứng sát vật nâng, để vật nâng phía trước mặt, ngay dưới tầm tay của mình. Trong khi nâng, giữ lưng thẳng, không nghiêng người, lệch vai. Khuỵu chân xuống, dùng lực của bắp đùi và cẳng chân để đứng lên, tránh dùng lực của lưng. Giữ vật được nâng ở chiều cao trên thắt lưng, càng sát vào người càng tốt.

 Đau lưng khi ngủ sai tư thế

Đau lưng khi ngồi sai tư thế

Khi ngủ: Đệm phải có độ cứng sao cho khi nằm, đệm “bám” sát vào những đường cong của cơ thể, nhưng không bị võng xuống mà vẫn giữ được độ phẳng chung. Tư thế lúc nằm ngủ là đầu, gáy và thân người phải thẳng và cùng trên một mặt phẳng. Vì vậy nên dùng gối mềm thấp. Khi ngủ nên nằm ngửa, hoặc nằm nghiêng, hơi co đầu gối lên phía ngực. Không cúi xuống để trải ga giường mà hãy quỳ để thay ga.

Đau lưng khi ngồi không đúng chuẩn

Khi ngồi: Không ngồi ghế quá cao, vì như vậy người ngồi có xu hướng ngả người ra phía trước. Không ngồi ghế thấp quá hoặc quá mềm vì khi ngồi lọt xuống ghế, các đốt sống lưng phải căng ra. Không ngồi vặn người nửa trong nửa ngoài trên ghế. Vì thế mỗi khi làm việc bạn nên có tư thế phù hợp.

Đề phòng đau lưng khi sinh hoạt hàng ngày

Khi nội trợ: Bàn làm bếp phải phù hợp chiều cao của người nội trợ. Không với cao hay cúi gập người đột ngột khi làm bếp. Chính vì vậy, bàn làm bếp phải phù hợp, không quá cao. Hoặc quá thấp. Trong sinh hoạt hằng ngày: Giữ cột sống thẳng đứng khi làm việc. Nghỉ ngơi khi mỏi lưng, tập thể dục thường xuyên. Tránh cúi khom lưng, với cao, gắng sức. Khiêng xách nặng hoặc để lạnh, để gió lùa khi sức khỏe suy giảm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *