Kỳ lạ cậu bé mắc hội chứng Pica nghiện ăn giẻ rách

Kỳ lạ cậu bé mắc hội chứng Pica nghiện ăn giẻ rách

4 phút, 30 giây để đọc.

Theo chia sẻ từ bố của cháu bé, V. thích ăn nhai và nuốt vải mền, quần áo, giẻ rách… trong khoảng một năm trở lại đây. Sau mỗi lần như vậy, bé V. bị đau bụng, tiêu chảy. Nhưng sau đó lại tự khỏi nên gia đình chủ quan nghĩ sẽ không có vấn đề gì. Sau đó, bé đau bụng dữ, người nhà mới gấp gáp đưa bé vào bệnh viện. Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi đã lấy được một đoạn giẻ khoảng 50cm. Khám phá những chuyện lạ, bí ẩn cùng với yakutiahotel hàng ngày.

Cháu bé “nghiện” ăn giẻ rách

Cháu bé "nghiện" ăn giẻ rách

Bé gái mắc bệnh “nghiện” ăn giẻ rách này là H.G.V (9 tuổi). Con của anh Hồ Văn Tư (ngụ xã Trà Thanh, huyện Trà Bồng).

Cháu V. được anh Tư đưa đến Trung tâm Y tế huyện Trà Bồng trong tình trạng đau, chướng bụng, nôn ói, tiêu chảy… Các bác sĩ tại đây đã tích cực điều trị cho V. Nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm nên đã chuyển cháu lên Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Quảng Ngãi.

Qua thăm khám, siêu âm ổ bụng và chụp X-quang. Các bác sĩ Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Quảng Ngãi phát hiện có dị vật ở đường ruột. Dẫn đến tắc ruột cần tiến hành phẫu thuật gấp. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy được một đoạn vải mền dài 50cm. Nằm trong ổ bụng của bệnh nhi. Đây là nguyên nhân khiến cháu bị đau bụng, tiêu chảy nhiều ngày. Sau phẫu thuật, sức khỏe cháu V. đang hồi phục tốt.

Cháu bé bị mắc hội chứng Pica

Cháu bé bị mắc hội chứng Pica 

Theo chia sẻ của anh Tư, khoảng 1 năm trở lại đây. V. thích ăn nhai và nuốt vải mền, quần áo, giẻ rách… Sau mỗi lần như vậy, V. bị đau bụng, tiêu chảy nhưng tự khỏi nên gia đình nghĩ con sẽ không sao. Gần đây, thấy V. có dấu hiệu chướng, căng cứng bụng nhiều ngày, đau bụng dữ dội. Anh Tư mới đưa cháu nhập viện. Khi nghe các bác sĩ kết luận, con bị mắc hội chứng Pica. Hay còn gọi là hội chứng ăn bậy, anh Tư vô cùng bất ngờ và lo sợ. Anh thấy mình đã quá chủ quan suốt 1 năm qua.

Theo các bác sĩ, trẻ con thường rất tò mò nên chúng hay bỏ những vật lạ vào miệng. Tuy nhiên nếu mắc hội chứng Pica, trẻ sẽ vượt ra khỏi sự tò mò thông thường. Trẻ thường xuyên thèm và ăn các đồ vật. Như: keo dán, tóc, nút quần áo, giấy, vải, đất cát… Khi mắc hội chứng này, trẻ sẽ có các biểu hiện như: đau bụng, nôn ói, hay đi phân máu. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tắc ruột, tổn thương dạ dày do thức ăn không tiêu hóa được.

Hội chứng Pica là gì?

Những người bị pica thèm hoặc ăn những món không phải là thực phẩm. Hiện tại không có cách nào để phân loại hành vi này. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cần kiểm tra một loạt các tình trạng khác nhau đồng mắc. Bao gồm cả sức khỏe tâm thần để cố gắng xác định nguyên nhân có thể xảy ra. Pica thường phát triển ở những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, nhưng không phải tất cả những người mắc bệnh pica đều có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Pica cũng phổ biến hơn ở trẻ em và phụ nữ mang thai. Ngoài ra, trẻ em bị pica có thể che giấu hành vi bởi cha mẹ và người chăm sóc.

Người lớn bị pica có thể nhận ra rằng cảm giác thèm ăn của họ là không lành mạnh hoặc không bình thường. Nhưng sự thôi thúc ăn các thứ phi thực phẩm vẫn có thể mạnh mẽ. Tương tự như vậy, trẻ em bị pica có thể trở nên thất vọng nếu chúng không thể hành động theo những cơn thèm này. Điều trị đúng có thể giúp cả về khía cạnh thể chất và tinh thần trên người bị pica. Giúp một người vượt qua cơn thèm và trở lại chế độ ăn bình thường. Cha mẹ và người chăm sóc có con cái bị pica nên tránh trừng phạt chúng. Tốt hơn là làm việc với một bác sĩ để hỗ trợ trẻ trong việc thay đổi hành vi của chúng.

Nguyên nhân mắc hội chứng Pica

Theo các bác sĩ, nguyên nhân khiến trẻ mắc hội chứng này có thể là do: Thiếu hụt các khoáng chất như kẽm hoặc sắt (bệnh giun móc hoặc bệnh Celiac cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này); gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và tâm thần phân liệt; tổn thương trong não; trẻ bị cha mẹ bỏ bê, do đó muốn tìm kiếm sự chú ý. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ chú ý đến chế độ ăn của trẻ, đảm bảo trẻ có một chế độ ăn khỏe mạnh và giàu dinh dưỡng; thường xuyên nói chuyện với trẻ. Cha mẹ cũng cần cho con đi khám sức khỏe định kỳ để biết trẻ có đang mắc bệnh gì hay không.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *