Khả năng đặc biệt tay không bắt cá của người đàn ông Đồng Tháp

Khả năng đặc biệt tay không bắt cá của người đàn ông Đồng Tháp

4 phút, 16 giây để đọc.

Là một trong những dòng sông nổi bật nhất Cửu Long Giang. Vàm Nao tuy chỉ dài hơn sáu cây số nhưng lại tương đối đặc biệt. Bởi nó nối liền sông Tiền và sông Hậu nổi tiếng. Từ xa xưa nơi đây đã nổi tiếng là loại sông dữ, ghe thuyền khó qua lại do nước chảy xiết rất mạnh. Cùng với đó là những trận chiến khốc liệt gắn với vua Gia Long khiến mẫu sông này luôn nhuốm màu kỳ bí, lạ thường. Vậy mà có một người đàn ông tay không bắt cá, khiến nhiều người trầm trồ. Cùng chúng tôi khám phá những chuyện lạ thú vị mỗi ngày nhé!

Tay không bắt cá, bắt con nào trúng con đó

Tay không bắt cá, bắt con nào trúng con đó

Để bắt được cá, người ta phải sử dụng các công cụ hỗ trợ như lưới, cần câu, thậm chí là kích điện. Thế nhưng với “dị nhân” Trần Văn Hiếu ( xã Tân Huế, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp). Chỉ cần dùng tay đã có thể bắt con nào trúng con đó.

Anh Hiếu kể với chúng tôi về những ngày tháng cơ cực của tuổi thơ. Sinh ra trong gia đình vừa nghèo vừa đông con. Anh Hiếu phải theo cha làm đủ nghề từ rất sớm. Trong đó có cả mò cua bắt cá dưới các kênh rạch, đổi bán lấy gạo.

Từ khi hơn 10 tuổi, anh Hiếu đã có thể bắt được cá chỉ với bàn tay không. Trưởng thành, biệt tài này dần trở thành cái nghiệp để anh Hiếu mưu sinh.

Bộ đồ nghề mưu sinh đơn giản

Bộ đồ nghề của anh Hiếu cũng vô cùng đơn giản gồm chiếc ghe nhỏ. Ông thở dài 30m và chiếc rổ đựng cá.

“Hồi trước không có máy chạy ôxy nên tôi hít một hơi thật sâu rồi lặn xuống đáy. Khoảng mấy chục giây gì đó bắt được 1,2 con cá tôi lại ngoi lên mặt nước. Sau này bạn bè thấy cực quá nên sắm cho tôi ghe máy mới. Với bình oxy nên tui lặn được lâu hơn, cá tôm vì thế bắt được chừng chục kí mỗi ngày.

Nhưng giờ tôm, cá ít lắm. Người ta cào, xiệc điện, thả lưới… làm đủ kiểu. Nên số lượng cá mỗi ngày tôi bắt được giảm đi rất nhiều. Ngày trước cả chục kí giờ còn chừng 2,3 kg là cùng”. Anh Hiếu chia sẻ với phóng viên chúng tôi.

Đã quen với cuộc sống trên khúc sông dữ

Đã quen với cuộc sống trên khúc sông dữ

Nói về kinh nghiệm bắt cá dưới đáy sông của mình. Anh Hiếu không giấu diếm gì, anh chia sẻ. “Với nhiều người, Vàm Nao là khúc sông dữ. Nhưng do nhà mình gần đây nên từ bé quen với nó rồi. Khu vực mình lặn cũng vậy. Từ những hốc đất, mỏm đá hay vết bùn dưới sông đều thuộc hết cả.

Rồi tập tính loài cá, theo từng con nước lên hay xuống, mùa mưa hay khô… Giúp mình biết được chỗ cá trú ngụ. Sông này nước xiết nên nhiều cá thường tìm các khe, vết đất nước đáy sống để trú. Đó là lúc mình tìm bắt chúng. Hơn nữa, ngư cụ chỉ bắt được cá ở lớp nước bề mặt. Còn cá dưới lớp sát đáy thì ngoài nghề lặn, ở Vàm Nao không ngư cụ nào bắt nổi”.

Mặc dù đã rất quen thuộc với khúc sông này. Nhưng nghề lặn của anh Hiếu cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, nguy hiểm. Ngoài những hiểm nguy bất ngờ xuất hiện dưới đáy sông thì hiện nay. Điều khiến anh cảm thấy bất an nhất chính là những ghe thuyền chạy trên sông.

Biệt tài nhưng cũng có bí quyết riêng

Chia sẻ về biệt tài này, anh Hiếu cho biết thực ra anh cũng có bí quyết riêng, cần nắm được đặc tính di chuyển, chỗ ẩn nấp của cá, tôm,… và tùy theo con nước mà căn thời gian bắt cá khác nhau. “Ở dưới đáy sông có từng bậc cấp, con tôm đâu phải chỗ nào cũng có nó đâu, nhiều khi nó có ở từng điểm. Những con tôm thường hay búng lui lắm, đụng đầu là đuôi nó búng văng vô mình… Phải biết thế theo nó thì bắt mới được.

Thường tôi mò từ trong mé rồi di chuyển từ từ ra ngoài, độ sâu lên đến mười mấy mét. Sợ nhất khi chuẩn bị ngoi lên mặt nước mà có ghe tàu đi ngang, chân vịt mà chém trúng thì hậu quả khó lường”, anh Hiếu nói trên Dân Trí.

Trải qua hơn 20 năm làm nghề, anh Hiếu từng nhiều lần bị trầy xước khi mò vào nhiều cây hoặc cá độc, chẳng hạn như cá ngát. Anh từng bị gai cá ngát đâm vào khiến tay đau nhức vô cùng. Anh Hiếu cho biết, thời điểm còn nhiều cá ngày cũng thu được 700.000 – 800.000 đồng nhờ bán cá nhưng giờ cá ít đi chỉ được 300.000 đồng mỗi ngày là nhiều.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *