Nước trên sao Hỏa có thực sự tồn tại hay không?

Nước trên sao Hỏa có thực sự tồn tại không?

3 phút, 32 giây để đọc.

Sao Hỏa là hành tinh được nhận định là khá giống Trái Đất của chúng ta. Bởi về thời gian một ngày, ở sao Hỏa chỉ kéo dài 24h, hơn nữa sao Hỏa được phát hiện là hành tinh có chứa nước. Các nhà khoa học nhận định, miễn ở đâu có nước là ở đó có sự sống. Vậy thực hư nước trên sao Hỏa có thực sự tồn tại không? Đó cũng là câu hỏi lớn nhận được sự quan tâm của nhiều người có đam mê tìm hiểu về lĩnh vực khoa học vũ trụ. Chúng ta cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu thêm về thông tin này.

Sao Hỏa chứa nước chứ không phải là hành tinh khô cằn

Những câu hỏi lớn về nước trên sao Hỏa vẫn luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của những người đam mê khám phá vũ trụ. Dữ liệu mới từ sứ mệnh Trace Gas Orbiter; của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA); đã làm sáng tỏ cơ chế đằng sau sự mất nước vào không gian của sao Hỏa.

Theo Space; có rất nhiều bằng chứng cho thấy sao Hỏa cổ đại không phải là hành tinh khô cằn; lạnh lẽo như chúng ta quan sát được ngày nay. Khoảng 4 tỉ năm trước; nước lỏng trên sao Hỏa chảy thành những dòng lớn và đọng lại dưới dạng vũng hoặc hồ; chẳng hạn như trong miệng núi lửa Jezero được khám phá bởi xe thám hiểm Perseverance.

Sao Hỏa chứa nước chứ không phải là hành tinh khô cằn

Thành phần và sự liên kết của nước trên sao Hỏa

Dữ liệu mới của ESA được công bố trên tạp chí Nature Astronomy tiết lộ; nước trên sao Hỏa có thành phần hóa học rất đặc trưng với các đồng vị khác nhau – HDO; một nguyên tử hydro đã được thay thế bằng một nguyên tử deuteri (D); deuteri nặng gấp đôi hydro. Các phép đo từ những năm 1980 cho thấy nước trên sao Hỏa có nồng độ deuteri gấp 6 lần so với trên Trái đất. Đó là kết quả của việc mất đi hydro; dần dần để lại các đồng vị nặng hơn. Dữ liệu còn cho chúng ta biết làm thế nào nước ở tầng khí quyển thấp của sao Hỏa tiếp cận được với tầng khí quyển cao hơn và phân hủy thành các nguyên tử có thể thoát ra ngoài vũ trụ.

Trong 20 năm qua; có lý thuyết cho rằng hydro và deuteri không thể tiếp cận ngoại quyển theo tỉ lệ mà chúng có trong các phân tử nước ở tầng khí quyển thấp. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn có thể xảy ra nhờ các quá trình trung gian; bao gồm sự ngưng tụ – tạo thành các đám mây băng nước trên sao Hỏa và quá trình quang phân – làm vỡ phân tử nước và giải phóng nguyên tử hydro hoặc deuteri vào vũ trụ dưới tác động của tia UV. Phát hiện mới về các quá trình trung gian dẫn đến mất nước vào không gian là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực khám phá lịch sử của nước trên sao Hỏa.

Thành phần và sự liên kết của nước trên sao Hỏa

Có nước là có sự sống

Việc phát hiện một hồ nước bên dưới chỏm băng ở cực nam; và khí mê-tan trong khí quyển sao Hỏa (thay đổi theo mùa và thậm chí cả thời gian trong ngày) khiến sao Hỏa trở thành một ứng cử viên rất thú vị cho sự sống. Mê-tan rất quan trọng vì nó có thể được tạo ra bởi các quá trình sinh học. Nhưng nguồn gốc thực sự của khí mê-tan trên sao Hỏa vẫn chưa được biết đến.

Có thể sự sống đã có được chỗ đứng vững chắc; với bằng chứng cho thấy hành tinh này từng có một môi trường lành tính hơn nhiều. Ngày nay, sao Hỏa có bầu khí quyển rất mỏng; khô, gần như hoàn toàn là carbon dioxide. Điều này khiến sao Hỏa chịu nhiều bức xạ mặt trời và vũ trụ. Nếu sao Hỏa giữ lại được một trữ lượng nước bên dưới bề mặt của nó; thì không phải là không thể có sự sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *