Bàn tay khổng lồ trong vũ trụ được chụp từ Đài quan sát

Bàn tay khổng lồ trong vũ trụ được chụp từ Đài quan sát

4 phút, 22 giây để đọc.

Theo thông tin từ các chuyên gia về thiên văn học thì những bức ảnh được chụp lại từ Đài quan sát của tia X có cấu trúc đặc biệt, nó rất giống với bàn tay người khổng lồ vậy. Theo như các chuyên gia và các nhà nghiên cứu thì bàn tay này có phong thái như đang muốn chạm vào những đám mây trên vũ trụ, liệu điều này có đúng hay không? Hãy cùng chúng tôi theo dõi về những kiến thức mới ở bài viết dưới đây để có sự đánh giá khách quan và nhận định đúng đắn nhất bạn nhé.

Khái quát

NASA hôm 24/6 đăng lên website ảnh chụp của Đài quan sát tia X Chandra; thể hiện một cấu trúc giống bàn tay đang chạm vào đám mây phát sáng giữa vũ trụ. Nó hình thành khi một ngôi sao lớn chết trong vụ nổ siêu tân tinh, để lại xác sao siêu đặc và xoay rất nhanh gọi là sao xung.

Sao xung thổi ra một bong bóng gồm các hạt năng lượng bao quanh mình; kết hợp với những mảnh vụn bắn ra từ vụ nổ siêu tân tinh, tạo nên cấu trúc giống bàn tay dài 150 năm ánh sáng. Cấu trúc phát sáng mà bàn tay chạm vào là đám mây khí khổng lồ mang tên RCW 89.

Thông tin mới về bàn tay “Chúa”

Thông tin mới về bàn tay "Chúa"

Tàn dư siêu tân tinh nằm ở trung tâm bàn tay mang tên MSH 15-52; cách Trái Đất khoảng 17.000 năm ánh sáng. Các nhà thiên văn cho rằng ánh sáng từ vụ nổ chạm tới hành tinh xanh khoảng 1.700 năm trước. Điều này khiến MSH 15-52 trở thành một trong những tàn dư siêu tân tinh trẻ nhất từng ghi nhận thuộc dải Ngân Hà.

Theo nghiên cứu trên tạp chí Astrophysical Journal Letters; sóng từ vụ nổ siêu tân tinh ở các đầu ngón tay đang di chuyển với vận tốc 14,5 triệu km/h; vật chất ở gần lòng bàn tay thậm chí còn nhanh hơn, vượt ngưỡng 17,7 triệu km/h. Tuy nhiên, những con số này thực chất cho thấy “bàn tay” đang giảm tốc độ vươn ra. Các nhà nghiên cứu ước tính, để tới rìa xa nhất của RCW 89; vật chất phải di chuyển với vận tốc trung bình khoảng 48,2 triệu km/h.

Sự khác biệt về tốc độ cho thấy, vật chất từ vụ nổ siêu tân tinh; đã đi qua một vùng khí mật độ thấp và giảm tốc đáng kể khi lao vào RCW 89. Nhóm vận hành Chandra cho biết, ngôi sao chết có thể đã tạo ra vùng khí này ngay trước lúc nổ; khi phần lớn lớp hydro bên ngoài bong ra.

Hình ảnh ghi lại giống như bàn tay to lớn

Đài quan sát tia X Chandra là kính viễn vọng không gian phóng lên quỹ đạo Trái Đất; nhờ tàu con thoi Columbia vào tháng 7/1999. Nó là một trong 4 “Đài quan sát vĩ đại” của NASA, phóng lên không gian từ năm 1990 – 2003. Ba đài quan sát còn lại gồm kính viễn vọng không gian Hubble (hiện vẫn hoạt động); Đài quan sát tia gamma Compton (dừng hoạt động năm 2000) và kính viễn vọng không gian Spitzer (dừng hoạt động năm 2020).

Hình ảnh ghi lại giống như bàn tay to lớn

Hình ảnh ghi lại được giống như một bàn tay khổng lồ với các ngón tay đang mở ra. Nó được tạo nên bởi một ẩn tinh (ngôi sao chết siêu đặc; quay nhanh và giải phóng nhiều năng lượng vào không gian xung quanh). Ẩn tinh này cách trái đất khoảng 17.000 năm ánh sáng và đang “trốn” trong lòng bàn tay. Ẩn tinh có đường kính khoảng 19,2 triệu km; song tinh vân (đám mây bụi khí) mà nó tạo ra có độ dài tới 150 năm ánh sáng.

Kính thiên văn Chandra của NASA – bay trên quỹ đạo cách bề mặt địa cầu 576 km; chụp được hình ảnh “bàn tay Chúa” nhờ tia X mà nó phát ra. Nhiệm vụ của kính thiên văn Chandra; là chụp ảnh những vùng có mật độ năng lượng lớn trong vũ trụ, như tàn tích của những sao đã nổ tung.

Kết luận

Những tia sáng màu đỏ vàng trong ảnh là một phần của đám mây bụi khí gần đó. Chúng được cấp năng lượng nhờ luồng electron và ion mà ẩn tinh thổi ra. Những màu sắc của hình ảnh được tạo ra bởi mật độ tập trung năng lượng. Chẳng hạn, những vùng có mật độ tia X cao nhất phát ra màu xanh dương.

Ẩn tinh hình thành khi các sao thông thường hết nhiên liệu và sụp đổ vào trong. Phần lớn ẩn tinh có khối lượng gấp 1,35 đến 2,1 lần mặt trời. Chúng nặng hơn sao lùn trắng và nhẹ hơn hố đen. Các ẩn tinh quay rất nhanh ngay sau khi hình thành. Tốc độ quay tăng dần lên khi nó co lại. Một ẩn tinh mới ra đời có thể quay một vòng trong khoảng từ 1/700 tới 30 giây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *