trẻ ốm màu hè

Cách phòng chống các bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè

4 phút, 59 giây để đọc.

Mùa hè là khi nắng nóng kéo dài tạo điều kiện thuận lợi chó vi khuẩn phát triển và sinh sôi mạnh mẽ. Và trẻ em là những nạn nhân đầu tiên do sức đề kháng còn yếu, chưa phát triển. Nhất là những năm gần đây, có nhiều bệnh có thể hảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng cảu trẻ. Vì vậy các phụ huynh cũng nên trang bị cho mình nhiều kiến thức để bảo vệ trẻ khi mùa nắng nóng diễn ra. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về bệnh trẻ nhọ thường gặp vào mùa hè.

Điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ

Thời tiết nóng ẩm thất thường, vi khuẩn, virus phát triển khiến trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy, hô hấp, tiêu hóa, da.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, thời tiết nắng nóng và oi bức không chỉ làm cho người lớn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chóng mặt… mà còn gây ra nhiều bệnh lý ở trẻ em, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Theo bác sĩ, trẻ ở quá lâu ngoài trời nắng, tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy, khiến trung tâm điều hoà thân nhiệt của cơ thể bị rối loạn, mất nước dẫn đến say nắng, say nóng. Dấu hiệu thường gặp là mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, sốt 39,5 độ hoặc cao hơn. Một số trẻ còn bị hôn mê, rối loạn ý thức. Say nắng có thể dẫn tới tử vong hoặc di chứng thần kinh nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.

Mùa hè, thời tiết nóng ẩm còn tạo điều kiện cho vi khuẩn, ruồi nhặng gây bệnh và lây lan mầm bệnh khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy. Trẻ thường kén ăn, suy dinh dưỡng.

Điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân có thể do dụng cụ ăn uống (bát đũa, cốc nước, bình bú cho trẻ nhỏ…) không sạch; trẻ không được vệ sinh tay chân; gia đình bảo quản thực phẩm không đúng (cả trước hay sau khi chế biến), đồ ăn bị ôi thiu hoặc lên men…

Tiêu chảy nếu để kéo dài sẽ gây ra hiện tượng mất nước và điện giải liên tục. Do đó, khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu của tiêu chảy. Và mất nước như môi khô, lưỡi khô, da khô, tiểu ít, quấy khóc… Cần đưa ngay đến bệnh viện để được xử lý.

Trời nóng khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi sau khi hoạt động lâu ở ngoài nắng. Cộng thêm thói quen vào phòng điều hòa hoặc ngồi trước quạt, dễ gây ra tình trạng khô vùng mũi họng, khô chất nhầy bảo vệ đường hô hấp, thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Trẻ uống nước quá lạnh hoặc tắm nước mát sau khi hoạt động ngoài trời còn gây ra tình trạng sốc nhiệt và các bệnh lý nặng về đường hô hấp như ho đờm, ho gà, viêm phổi nặng…

Nguyên nhân gây bệnh

Những bệnh thường gặp

Nắng nóng sẽ làm cho tuyến mồ hôi và các chất nhầy hoạt động nhiều để giảm nhiệt và thải độc tố, tạo nên những vùng ẩm ướt ở các vùng da lưng, trán, dưới cổ, kẽ ngón tay, khu vực dưới cánh tay, cổ chân, bẹn, … Sự ứ đọng, tích tụ dưới lỗ chân lông của cơ thể kết hợp cùng các loại vi khuẩn. Gây ra bệnh nấm ngứa, rôm sảy, mụn nhọt, viêm nhiễm cho da, sốt cao…

Một số bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, sởi, thuỷ đậu, sốt xuất huyết… Đều có thể để lại di chứng về sau nếu không kịp phát hiện và điều trị sớm.

Thực phẩm không được bảo quản đúng cách. Cộng thêm yếu tố chịu ảnh hưởng nhiệt độ cao. Dẫn đến ngộ độc thực phẩm ở trẻ là rất cao. Đáng chú ý là môi trường ở vỉa hè.

So với mùa mưa, mùa nắng nóng là lúc tỉ lệ trẻ mắc bệnh viêm não nhật bản cao hơn hẳn. Tuy bệnh lý này đã có thuốc chữa. Song, trẻ mắc bệnh có thể gặp nguy hiểm nếu không được phát hiện bệnh kịp thời.

Những bệnh thường gặp

Cách phòng ngừa cho trẻ khi mùa nắng nóng đến

Bác sĩ khuyến cáo, các gia đình nên cho trẻ ở trong nhà thoáng khí, mát mẻ. Tránh để cho trẻ hoạt động vui chơi, thể chất ngoài nắng quá lâu. Nếu cần ra ngoài, cho trẻ đội mũ vành rộng, quần áo sáng màu, chất vải nhẹ nhàng. Nếu đi biển, không cho các em tắm vào thời điểm nắng nóng từ 10-16 giờ. Khi trẻ say nắng, cần lập tức đưa trẻ vào vùng râm mát, thông thoáng. Và tìm cách hạ thân nhiệt cho trẻ như chườm mát băng khăn mát. Nới lỏng quần áo, bù nước và các dung dịch điện giải bằng đường uống.

Chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ, cho trẻ uống đủ nước, đảm bảo “ăn chín, uống sôi”. Nguồn thức ăn phải tươi, dụng cụ cho trẻ ăn uống phải sạch, bảo quản đồ ăn đúng cách. Dạy trẻ biết rửa tay bằng xà phòng đúng cách, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh…

Hạn chế để trẻ vui chơi hoặc đi đến những nơi đông người. Để tránh bị lây nhiễm các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt trong khi có dịch Covid-19.

Chủ động cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch. Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được phát hiện và xử trí kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *