Đốt đồng

Các tình miền Bắc tăng cường kiểm tra, giám sát việc đốt rơm rạ

5 phút, 6 giây để đọc.

Để tránh tình trạng ô nhiễm khói bụi do đốt rơm rạ sau thu hoạch. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành chỉ đạo 10 tỉnh miền Bắc tăng cường kiểm tra giám sát vấn đề này. Hành động này của chính phủ là việc rút kinh nghiệm từ những năm trước. Bà con nông dân miền Bắc sắp vào thu hoạch lúa. Theo tập tục và thói quen thì họ hay đốt đồng để tạo dinh dưỡng cho mùa sau. Tuy nhiên theo các chuyên gia việc này gây ô nhiễm nặng nề và không có lợi nhiều cho đất.

Bộ TN&MT ra văn bản chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý việc đốt rơm rạ sau thu hoạch

Bộ TN&MT yêu cầu 10 tỉnh, thành miền Bắc tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm. Việc đốt rơm rạ trong quá trình thu hoạch lúa của người dân. Chất lượng không khí tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc thời gian gần đây. Theo Bộ TN&MT đang gia tăng ô nhiễm.

Bên cạnh nguyên nhân chính đã được xác định do bụi, khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, sản xuất công nghiệp. Với lượng thải lớn và chưa được kiểm soát hiệu quả. Kết hợp với yếu tố thời tiết bất lợi (nghịch nhiệt) trong giai đoạn giao mùa. Còn có nguyên nhân không nhỏ từ hoạt động đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp.

“Đây là hoạt động diễn ra hàng năm, lặp đi lặp lại của người nông dân khu vực nông thôn miền Bắc. Mà chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết triệt để”, văn bản của Bộ TN&MT nêu rõ.

Bộ TN&MT đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố. Bao gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang. Chỉ đạo các sở TN&MT, NN&PTNT, Thông tin và Truyền thông, VH-TT&DL, UBND các quận huyện. Tổ chức tuyên truyền, vận động. Không để người dân đốt rác thải tự phát, đốt rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch vụ mùa. Các hội nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên. Tổ chức cho hội viên, đoàn viên, hộ nông dân ký cam kết không đốt rơm rạ ngoài cánh đồng.

Bộ TN&MT

Hướng dẫn nông dân các biện pháp thu gom rơm rạ sau thu hoạch

Xây dựng các dự án, nhiệm vụ hướng dẫn người nông dân. Triển khai các biện pháp thu gom tối đa, xử lý, chế biến triệt để phụ phẩm, rơm rạ sau thu hoạch. Thành các sản phẩm có ích.

Tập trung xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường. Trong đó có quan trắc môi trường không khí thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Hoàn thành và xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền để triển khai thực hiện.

Các sở TN&MT, cảnh sát môi trường, chính quyền cơ sở cấp. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm việc đốt chất thải, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch không đúng quy định. Thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông kiểm tra, xử lý nghiêm. Các phương tiện chở đất đá, vật liệu xây dựng, chất thải rắn sinh hoạt. Không che chắn, gây ô nhiễm môi trường.

Quy trách nhiệm cho người đứng đầu chính quyền cấp cơ sở. Nếu để xảy ra tình trạng đốt chất thải, chất thải rắn sinh hoạt, phụ phẩm nông nghiệp. Vận chuyển vật liệu xây dựng, chất thải rắn sinh hoạt. Không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn.

Đốt rơm rạ sau thu hoạch

Vì sao đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường?

Khi đốt rơm rạ sẽ sinh ra khí CO, CO2, NO2, SO2, H2O, và hàng trăm hợp chất khác có hại cho sức khỏe con người… Hơn nữa, khói rơm rạ thường có tính cay. Làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng. Làm người ta ho, hắt hơi, lợm giọng, buồn nôn, thở khò khè, hoặc có cảm giác ngạt thở…

Theo PSG.TS Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường, ĐH Bách Khoa Hà Nội. Trong các quá trình đốt cháy hở như đun nấu bằng lò than tổ ong, đốt sinh khói như phụ phẩm nông nghiệp, rơm rạ, giấy, gỗ…, đốt rác thải, sự cố cháy nhà, cháy rừng… Là đốt ở nhiệt độ thấp nên cháy hoàn toàn nên sẽ phát sinh ra hàng loạt chất ô nhiễm. Trong đó có bụi, CO2, kim loại như chì, thủy ngân, kẽm, asen… Khi đốt ở ngoài trời còn gây khói mù và ảnh hưởng đến tầm nhìn. Đặc biệt trên các đoạn đường giao thông.

Theo tính toán của GS Nguyễn Lân Dũng. “Trung bình một hecta lúa cho 10 – 12 tấn rơm rạ. Việc đốt lượng phế thải nông nghiệp khổng lồ này sẽ tạo ra một lượng lớn các khí CO, CO2, NO2, SO2, H2O. Và hàng trăm hợp chất khác có hại cho sức khỏe con người. Việc đốt một lượng lớn rơm rạ sẽ làm tăng lượng khí thải vào bầu khí quyển. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến lưới điện.

Đốt rơm rạ

Đốt rơm rạ làm đất ruộng chai cứng

Các nhà khoa học chỉ ra rằng đốt rơm rạ còn là việc tự gây ô nhiễm bụi không khí. Và những hạt khói bụi nhỏ, bụi nano, từ đốt rơm rạ này có khả năng chui sâu vào ảnh hưởng đến cả nhân tế bào.

Trường hợp đốt rơm rạ ngay trên cánh đồng thành tro. Còn làm cho chất hữu cơ trong rơm rạ do nhiệt độ cao đều biến thành các chất vô cơ. Làm cho đất ruộng bị chai cứng, mất đi chất dinh dưỡng. Thành phần còn sót lại trong tro chỉ là phốt pho, kali, canxi và silic…không giúp ích mấy cho cây trồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *