Ô nhiễm rác thải nhựa

Đại dịch Covid-19 làm gia tăng ô nhiễm môi trường

4 phút, 10 giây để đọc.

Đại dịch Covid-19 diễn ra gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người. Từ kinh tế cho đến văn hóa rồi đến môi trường. Nhiều thói quen thay đổi do đại dịch. Trong đó có thói quen mua hàng. Từ việc ăn tại quán chuyển thành mua hàng mang đi. Thế giới sử dụng nhiều đồ nhựa hơn. Dẫn đến rác thải nhựa tăng lên theo cấp số nhân. Việc xử lý rác thải y tế cũng tăng lên với số lượng lớn. Những điều này gây nên ô nhiễm môi trường. Ảnh hưởng đến môi trường đất – nước và không khí.

Báo cáo về môi trường ở Thái Lan

Báo cáo về môi trường ở Thái Lan ngày 15-6 cho biết. Số lượng đơn đặt hàng đồ ăn về nhà tăng vọt trong đại dịch COVID-19 đã khiến lượng rác thải nhựa gia tăng. Báo cáo ghi nhận nhu cầu giao thức ăn tăng lên. Do nhiều người phải làm việc tại nhà vì COVID-19. Hầu hết thực phẩm được đóng gói trong hộp nhựa và bỏ vào thùng rác. Làm số lượng rác thải nhựa tăng đột biến.

Phó phát ngôn viên chính phủ – bà Traisuree Taisaranakul – kêu gọi các quán ăn và các công ty giao đồ ăn. Tìm biện pháp giảm thiểu sử dụng bao bì nhựa. Hơn nữa, người tiêu dùng cũng nên có thói quen phân loại rác thải.

Ngoài ra, lượng chất thải lây nhiễm cũng tăng lên tương ứng với số ca bệnh COVID-19 trong những tháng gần đây. Nhất là ở những nơi có nhiều người đang cách ly.

Chất thải lây nhiễm là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao. Bao gồm băng gạc, khăn giấy, phân, dụng cụ y tế hay mẫu bệnh phẩm. Chất thải lây nhiễm cần được xử lý đặc biệt trước khi vứt bỏ.

Theo báo Bangkok Post, chất thải có nguy cơ lây nhiễm, như khẩu trang đã qua sử dụng. Nên được gói 2 lần trong túi nilông, buộc chặt và dán nhãn rõ ràng trước khi mang đi thu gom.

Báo cáo về môi trường trong năm nay cũng ghi nhận nhiều nguy cơ cần theo dõi. Như cháy rừng, trữ lượng nước trong các hồ chứa, ô nhiễm không khí ở khu vực đô thị.

Hàng bán mang về

Gia tăng chất thải gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

Mặc dù đã có những ảnh hưởng gián tiếp tích cực lên môi trường. Nhưng virus SARS-CoV-2 cũng gây ra ảnh hưởng tiêu cực. Chẳng hạn, một số TP ở Mỹ, châu Âu đã hoãn các chương trình tái sử dụng chất thải vì lo ngại sự lây nhiễm virus.

Đồng thời, các hoạt động phân loại rác thải cũng bị đình trệ. Mặt khác, những cửa hàng trước kia khuyến khích người dân tái sử dụng túi đựng hàng. Nay chỉ sử dụng túi dùng một lần và đã cấm sử dụng lại các dụng cụ như cốc, chén, đĩa… Chính vì vậy, lượng rác thải của các gia đình cũng như đô thị tăng lên. Làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

Đặc biệt là chất thải y tế tăng lên rất mạnh. Tại các bệnh viện tăng 2 – 4 lần do tăng trang phục, khẩu trang, găng tay. Người dân cũng được khuyến khích sử dụng khẩu trang và được thay thường xuyên. Khẩu trang đã qua sử dụng người dân thải ra môi trường đã làm tăng số lượng rác thải. Nhiều khu cách ly với hàng chục nghìn người được cung cấp khẩu trang và quần áo bảo hộ cũng như thực phẩm chế biến sẵn. Đã góp phần tạo nên lượng rác lớn thải ra môi trường.

Rác thải y tế

Rác thải y tế cũng gia tăng gây ô nhiễm môi trường

Ước tính trong 6 tháng vừa qua, cả nước ta đã sử dụng hàng trăm triệu khẩu trang, hàng triệu bộ quần áo bảo hộ. Cùng nhiều trang thiết bị, bơm kim tiêm, dây chuyền dịch, thuốc men. Và tất cả những thứ đó trở thành chất thải nguy hại. Để bảo đảm an toàn. Nhiều khu cách ly, bệnh viện, khu xử lý chất thải đô thị đã sử dụng biện pháp đốt chất thải y tế. Dẫn đến ô nhiễm không khí.

Để phòng chống dịch, xử lý môi trường, người ta cũng sử dụng một lượng lớn các hóa chất khử trùng, chủ yếu là Chlorine. Các hóa chất này cũng rất độc hại cho môi trường. Có thể nói, Covid-19 đã ảnh hưởng tích cực và tiêu cực gián tiếp lên môi trường. Nhưng ảnh hưởng tiêu cực sẽ lớn hơn. Sự giảm nồng độ khí nhà kính trong thời gian ngắn không phải là cách bền vững để làm trong sạch môi trường. Chính đại dịch mang đến nhiều vấn đề môi trường lâu dài mà chúng ta chưa đánh giá được hết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *