hút thuốc lá

Nguyên nhân hàng đầu mắc ung thư phổi là do thói quen hút thuốc lá

5 phút, 50 giây để đọc.

Ở nước ta, ung thư phổi là căn bệnh đứng đầu trong các loại ung thư thường gặp ở cả nam giới và nữ giới. Nguyên nhân lớn nhất gây bệnh ung thư phổi là thói quen hút thuốc lá. Khói thuốc chứa nhiều chất gây ung thư, ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người hút thuốc mà còn ảnh hưởng đến những người xung quang. để hiểu hơn về tác hại của thước lá, các bạn hãy đọc bài viết sau đây của chúng tôi.

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính; khiến người mắc hen suyễn, tim mạch nặng hơn, giảm tác dụng thuốc huyết áp.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, thuốc lá giết chết hơn 8 triệu người mỗi năm. Hơn 7 triệu người trong số đó tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp, trong khi khoảng 1,2 triệu người tiếp xúc với khói thuốc thụ động (hít phải khói thuốc lá). Phần lớn người hút thuốc lá sống ở các nước có thu nhập trung bình và thấp.

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Sự nguy hiểm của thuốc lá không chỉ dừng lại ở việc làm tổn hại cho phổi – cơ quan phải chịu nhiều ảnh hưởng nhất do thuốc.

Hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ và khiến các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cao huyết áp, tiểu đường… trở nên trầm trọng hơn. Một trong 4 yếu tố chính gây xơ vữa động mạch, động mạch vành có hút thuốc lá. Những người mắc các bệnh lý tim mạch không nên hút thuốc lá vì chúng có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi

Thuốc lá chứa khoảng 70 chất gây ung thư

Thuốc lá độc hại vì có chứa hơn 7.000 hóa chất. Ít nhất khoảng 70 chất trong số đó là nguyên nhân gây ung thư. Những chất gây nguy hiểm cho sức khỏe nhất là nicotine, carbon monoxide.

Nictotine là chất gây nghiện cao nên khiến cho nhiều người hút khó bỏ thuốc lá, là “thủ phạm” gây ung thư và những bệnh lý nghiêm trọng khác. Khi hút thuốc lá, nicotine xâm nhập vào máu, tràn vào phổi, gây tăng huyết áp, tạo áp lực lên tim khiến chúng đập nhanh hơn, thu hẹp các động mạch. Nó cũng góp phần làm cứng thành động mạch, có thể dẫn đến đau tim.

Carbon monoxide làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể, gây đau đầu, giảm tỉnh táo và có thể thúc đẩy tích tụ mảng xơ vữa, làm trầm trọng hơn tình trạng đau thắt ngực. Những chất hóa học khác như benzen, formaldehyde, toluene, amoniac, cadmium, asen… có trong thuốc lá cũng rất hại cho cơ thể, ảnh hưởng đến tim, thận, hệ hô hấp, hệ miễn dịch…

Thuốc lá chứa khoảng 70 chất gây ung thư

Hút thuốc khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề

Hút thuốc cũng làm giảm tác dụng của thuốc điều trị tăng huyết áp. Những người đang mắc các bệnh mãn tính nếu không cai thuốc lá có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn. Và làm tăng tỷ lệ tỷ vong. Điều này tạo gánh nặng cho công tác điều trị bệnh, tiêu tốn thêm chi phí.

Hút thuốc lá có thể gây ra các bệnh ung thư ở nhiều cơ quan. Như phổi, họng, thực quản, dạ dày, ruột kết, trực tràng, gan, tuyến tụy… Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi hoặc tử vong vì ung thư phổi cao gấp 15-30 lần. So với những người không hút thuốc. Thậm chí hút một vài điếu thuốc mỗi ngày hoặc thỉnh thoảng cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Một người hút thuốc càng nhiều năm và số lượng mỗi ngày càng tăng thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Trung bình những người hút thuốc chết sớm hơn khoảng 10 năm so với những người chưa bao giờ hút theo Tổ chức Ung thư của Mỹ. Ở Việt Nam, số người chết có liên quan đến khói thuốc lá mỗi năm khoảng 40.000 người, nhiều hơn tổng số người chết vì HIV⁄AIDS, lao phổi và sốt rét cộng lại. Gần 97% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá.

Tăng nguy cơ tử vong do nCoV gấp 1,5 lần

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động. Làm tăng nguy cơ mắc và trầm trọng hơn các bệnh nền. Khiến người nhiễm nCoV có nguy cơ tử vong cao hơn gấp 1,5 lần.

Bên cạnh uống thuốc điều trị, những người mắc các bệnh mạn tính được khuyên bỏ thuốc lá; cẩn thận với tình trạng hút thuốc lá thụ động. Người bệnh cũng cần duy trì lối sống lành mạnh, không nên thức khuya. Ăn uống đủ chất, tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh.

Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới, không có nhiều quốc gia giám sát việc sử dụng thuốc lá. Bằng cách lặp lại các cuộc điều tra người trưởng thành trên toàn quốc ít nhất 5 năm một lần. Theo dõi mức độ và đặc điểm hút thuốc lá. Có thể giúp đưa ra những phương pháp thích hợp góp phần giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá.

Bạn hãy cùng tham gia trả lời các câu hỏi khảo sát về hút thuốc lá tại đây để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, chung tay vì một xã hội không khói thuốc lá.

Tăng nguy cơ tử vong do nCoV gấp 1,5 lần

Từ bỏ thuốc lá bằng cách nào?

Một số người có thể bỏ thuốc lá mà không cần lập kế hoạch. Một số khác cần có kế hoạch để bỏ thuốc. Thực hiện các bước sau để giúp bắt đầu với việc bỏ thuốc lá:

Kiên quyết rằng muốn bỏ thuốc lá: Tránh suy nghĩ về việc nó có thể khó như thế nào. Thay vào đó, hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn khi không có khói thuốc.

Tìm người hoặc nhóm người hỗ trợ: Những người nhận được hỗ trợ từ những người khác trực tuyến; trên điện thoại. Với một cố vấn hoặc trong các nhóm có cơ hội thành công cao hơn.

Tập trung vào lý do bỏ việc hút thuốc để cải thiện sức khỏe. Bảo vệ gia đình hoặc tiết kiệm tiền. Những lý do này sẽ giúp bạn kiên trì hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *