Bụi mịn

Bụi mịn gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm

4 phút, 52 giây để đọc.

Bụi mịn đang là nguy cơ ô nhiễm không khí ở Việt Nam. Phần lớn các tỉnh thành phố ở Việt Nam đều gặp phải tình trạng này. Đặc biệt là ở các khu vực mật độ dân số cao và khu công nghiệp, khu chế xuất. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng loại bụi này gây hại sức khỏe rất nhiều. Là nguyên nhân của rất nhiều bệnh nghiêm trọng. Đặc biệt là trong một nghiên cứu mới đây, nó là yếu tố ảnh hưởng đến bệnh trầm cảm. Giảm thiểu bụi mịn có thể giảm đáng kể các vụ tự tử trong xã hội.

Giảm bụi mịn có thể giảm bệnh trầm cảm và số vụ tự tử

Giảm bụi mịn có thể cứu hàng triệu người trầm cảm, tự tử. Kết quả nghiên cứu mới nhất dựa trên dữ liệu khảo sát toàn cầu cho biết. Có mối liên hệ giữa vấn đề trầm cảm và tự tử với tình trạng ô nhiễm không khí. Nghiên cứu cho rằng không thể coi thường chất lượng không khí.

Nghiên cứu khuyến nghị việc nâng cao chất lượng không khí. Sẽ góp phần ngăn chặn khoảng 15% (hàng triệu người) trầm cảm, tự tử. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Environmental Health Perspectives, sử dụng dữ liệu từ 16 quốc gia. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hơn 264 triệu người đã chết vì trầm cảm.

Theo báo Guardian (Anh), những người sống trong các khu vực bị ô nhiễm không khí có nguy cơ bị trầm cảm hoặc tự tử cao hơn. Dạng ô nhiễm được phân tích trong nghiên cứu này là các hạt bụi trong không khí. Phát sinh từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong các phương tiện xe cộ, trong gia đình và quy mô công nghiệp.

Nhóm nghiên cứu cho rằng chứng cứ mới từ kết luận này tiếp tục củng cố thêm những khuyến cáo. Kêu gọi thế giới cần hành động khẩn trương để giải quyết vấn đề mà Tổ chức Y tế thế giới gọi là “tình trạng khẩn cấp sức khỏe cộng đồng lặng lẽ”. Để mô tả không khí bẩn.

Trầm cảm

Cách bụi mịn làm gia tăng bệnh trầm cảm

Bà Isobel Braithwaite thuộc Đại học London (University College London), chủ trì nghiên cứu, nói. “Chúng tôi đã chứng minh rằng ô nhiễm không khí có thể gây hại đáng kể cho sức khỏe tinh thần của chúng ta. Và việc làm sạch không khí lúc này cấp bách hơn bao giờ hết”.

“Chúng ta biết rằng những hạt bụi mịn nhất trong không khí bẩn có thể đi vào não. Thông qua cả mạch máu lẫn đường mũi. Và ô nhiễm không khí cũng đã làm gia tăng tình trạng viêm não, phá hủy các tế bào thần kinh. Gây biến đổi trong việc sản sinh hormone căng thẳng. Vấn đề có liên quan tới tình trạng suy giảm sức khỏe thần kinh”, bà Isobel Braithwaite nói.

Bụi mịn làm gia tăng trầm cảm ở người lớn và thanh thiếu niên

Theo các báo cáo gần đây của giới chuyên môn trong và ngoài nước. Các yếu tố về môi trường và căng thẳng liên quan môi trường sống. Được cho là một trong những căn nguyên dẫn đến chứng trầm cảm.

Tháng 9 và tháng 12-2019 đã có 2 báo cáo quốc tế cho rằng bụi mịn làm gia tăng trầm cảm cả ở người lớn và thanh thiếu niên. Tuy nhiên ở Việt Nam cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Các nghiên cứu về tác hại của bụi mịn lên sức khỏe nói chung tại Việt Nam còn rất ít ỏi.

Theo ông Đỗ Quyết – chuyên gia về hô hấp, bụi mịn gây chứng viêm phế quản bụi. Và nhiều bệnh lý hô hấp, ung thư, tim, ảnh hưởng thai kỳ ở phụ nữ có thai…

Ô nhiễm không khí

Dấu hiệu nhiễm bụi mịn trong không khí

Bụi mịn có thể xâm nhập vào cơ thể người do kích thước siêu nhỏ. Và ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều hơn bất cứ chất gây ô nhiễm nào khác. Ngay cả khi chúng ở nồng độ thấp.

Bụi mịn trong không khí ô nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường mũi, miệng, da và niêm mạc. Gây hại cho các cơ quan như mạch máu, tủy xương, lá lách… Đặc biệt là hệ hô hấp và tim mạch bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bụi mịn trong không khí gây ảnh hưởng đến hô hấp ở mức độ cấp tính và mãn tính. Với các biểu hiện như ho, khò khè, sổ mũi, viêm xoang, nhức đầu. Nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng hen suyễn, viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Các bệnh viêm xoang sẽ gây ảnh hưởng đến các bệnh liên quan tới vùng họng và tai. Với triệu chứng như ngứa họng, đau rát, viêm họng. Viêm mũi xoang làm tắc nghẽn vòi nhĩ, dẫn tới việc gia tăng các bệnh lý về tai. Bụi mịn xâm nhập sâu vào phổi gây nên tình trạng khó thở. Đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc bệnh phổi, hen phế quản hay nhiễm trùng đường hô hấp.

Việc tiếp xúc với các hạt bụi mịn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn tại mắt, mũi, họng, phổi. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ra các bệnh nghiêm trọng như viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi. Tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim, thúc đẩy bệnh xơ gan. Tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa và rối loạn chức năng, tiểu đường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *