Trung Quốc cho ra sinh viên ảo đầu tiên dựa trên công nghệ AI

Trung Quốc cho ra sinh viên ảo đầu tiên dựa trên công nghệ AI

4 phút, 48 giây để đọc.

Công nghệ AI của Trung Quốc vừa cho ra sinh viên ảo Hua Zhibing vừa nhập học Đại học Thanh Hoa. Được tạo bởi chủ yến gồm trí tuệ nhân tạo và hệ thống máy học. Trong đoạn video ngắn, một “cô gái” có gương mặt xinh xắn và giọng nói xúc động giới thiệu về bản thân, yêu thích hội họa và thư pháp, có thể sáng tác và soạn nhạc, đồng thời có kỹ năng suy luận và tương tác cảm xúc nhất định. Ngày 3/6, Zhibing chính thức trở thành sinh viên Khoa Khoa học và Công nghệ Máy tính của Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh.

Công nghệ AI Trung Quốc vượt Google, ra đời sinh viên ảo đầu tiên

Theo Tân Hoa Xã, Hua khác biệt với tất cả sinh viên đại học bình thường – cô là sinh viên ảo đầu tiên của Trung Quốc được hỗ trợ bởi hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) tự phát triển trong nước. Hua cho biết trong bài đăng vlog đầu tiên trên Weibo: “Tôi nghiện văn học và nghệ thuật từ khi tôi mới chào đời”.

sinh viên ảo

Ngoại hình, giọng nói và nhạc nền của Hua Zhibing trong vlog, cũng như các bức tranh của cô. Tất cả đều được phát triển trên một mô hình AI quy mô siêu lớn có tên là Wudao 2.0. Wudao 2.0 đã được công bố tại Hội thảo của Học viện Trí tuệ Nhân tạo Bắc Kinh (BAAI) 2021 hôm 1.6.

Tạo hình của “sinh viên ảo” Hua Zhibing

Giáo sư Tang Jie là phó giám đốc Học viện BAAI; và là giáo sư tại Khoa Khoa học Máy tính; và Công nghệ của Đại học Thanh Hoa – một trong những nhà phát triển chính của Hua Zhibing.

Theo giáo sư Tang, WuDao 2.0 sử dụng 1,75 nghìn tỉ thông số để mô phỏng giọng nói đàm thoại, viết thơ và hiểu hình ảnh, phá vỡ kỷ lục 1,6 nghìn tỉ thông số trước đó do Switch Transformer của Google thiết lập. Với hình ảnh thân thiện và giọng nói tự nhiên. Zhibing cho biết cô chọn Đại học Thanh Hoa vì “tò mò muốn biết bản thân được sinh ra như thế nào”. Cô cũng thể hiện sự hài hước, khi nói rằng những người tuyển sinh “rất do dự” khi tuyển cô do “phí đào tạo quá đắt”.

Zhibing là sinh viên ảo đầu tiên tại Trung Quốc

Zhibing là sinh viên ảo đầu tiên tại Trung Quốc, được đồng phát triển bởi Học viện Trí tuệ Nhân tạo Bắc Kinh, Zhipu AI và Xiaoice. “Cô gái” này được ứng dụng hệ thống deep learning WuDao phiên bản nâng cấp 2.0. WuDao là mô hình AI quy mô siêu lớn đầu tiên được Trung Quốc phát triển trong nhiều năm qua.

“So với các mô hình được đào tạo thông thường khác trước đây như GPT-3. WuDao là một mô hình đa phương thức, có thể hiểu và tạo ra hình ảnh cũng như các định dạng nội dung khác”. Tang Jie, giáo sư Đại học Thanh Hoa, cho biết. “Wudao 2.0 giúp cho người máy suy nghĩ như con người. Thúc đẩy hình thành một hệ sinh thái thông minh và tự học hỏi. Hua Zhibing là kết quả của nỗ lực này”.

Trong khi đó, GPT-3 là mô hình trí tuệ nhân tạo về ngôn ngữ do OpenAI phát triển. OpenAI được Elon Musk, Peter Thiel và Micrososft sáng lập như một công ty. Nghiên cứu phi lợi nhuận nhưng sau đó Elon Musk rút lui. GPT-3 được mệnh danh là “siêu AI” do khả năng tự học vượt trội. Elon Musk từng chỉ trích Microsoft vì độc quyền GPT-3; do lo ngại các nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai.

Trung quốc đang triển khai nhiều mô hình máy học để đào tạo

Theo Jie, các mô hình máy học như GPT-3 lấy tiếng Anh làm trung tâm. Trong khi WuDao sử dụng đa ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Anh và tiếng Trung, và sẽ được nâng cấp trong tương lai. “WuDao ‘mở’ hơn so với GPT-3 và nhiều mô hình máy học được đào tạo trước khác. Dữ liệu đào tạo, mã lập trình và API đều được công khai”, Jie nói.

Công nghệ

Cũng theo giáo sư của Đại học Thanh Hoa, tiềm năng của các mô hình như WuDao rất lớn. Vì thực tế cuộc sống sẽ có nhiều kịch bản xảy ra. Khi được tích hợp hệ thống đa ngữ cảnh; việc vận dụng AI sẽ linh hoạt hơn; giảm chi phí đào tạo AI và nhiều vấn đề liên quan đến kỹ thuật khác.

Sự xuất hiện của Hua Zhibing nhanh chóng trở thành chủ đề nóng trên các mạng xã hội Trung Quốc, như Weibo. Một số người ngạc nhiên về cách Trung Quốc tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Số khác cho biết họ tò mò liệu các nhà khoa học có tạo ra một robot; hình người tên là Hua Zhibing. Thay vì một khuôn mặt và giọng nói ảo hay không. Có người nói đùa rằng nếu Trung Quốc xuất hiện nhiều robot có thể học tập; và làm việc như Hua Zhibing, dân số thế giới có thể giảm mạnh trong tương lai.

Theo nhóm nghiên cứu, sắp tới Hua Zhibing sẽ bắt đầu “học” lập trình và có khả năng nhận nhiệm vụ bất kỳ khi được yêu cầu. Ngoài ra, “sinh viên ảo” này sẽ sớm học các môn học như sinh viên bình thường, chẳng hạn như thiết kế thời trang, đồ họa…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *