Sinh vật trong rừng ngập mặn

Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn – thêm một dự án được khởi động

5 phút, 31 giây để đọc.

Rừng ngập mặn là tài nguyên nuôi sống rất nhiều gia đình. Thủy sản của rừng ngập mặn tạo nên thu nhập và làm giàu cho nhiều người. Hệ sinh thái của loại rừng này cũng là hệ sinh thái quan trọng của trái đất. Ngày nay do biến đổi khí hậu mà hệ sinh thái này bị đe dọa ngày càng nghiêm trọng. Để bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn, nâng cao thu nhập người nghèo ở Cà Mau một dự án đã được khởi động. Dự án có quy mô vốn 800.000 EUR từ nguồn viên trợ của tổ chức Bánh mỳ cho thế giới (Đức).

Khởi động Dự án “Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho các cộng đồng dễ bị tổn thương”

Từ nguồn viện trợ của Tổ chức Bánh mỳ cho thế giới (Đức). Dự án “Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho các cộng đồng dễ bị tổn thương”. Triển khai từ tháng 4/2021 tại hai xã tỉnh Cà Mau.

Ngày 27/4/2021, tỉnh Cà Mau đã tổ chức lễ khởi động Dự án “Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho các cộng đồng dễ bị tổn thương”. Dự án do Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cà Mau thực hiện.

Đây là dự án viện trợ nước ngoài không hoàn lại do Tổ chức Bánh mỳ cho thế giới (Đức) tài trợ. Với tổng kinh phí lên đến 800.000 EUR. Dự án sẽ triển khai trong 3 năm, bắt đầu từ tháng 4/2021 tại xã Đất Mũi (Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau) và xã Tam Giang Đông (Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang).

Hệ sinh thái rừng ngập mặn

Mục tiêu cụ thể để bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn

Mục tiêu của dự án là tăng cường việc tích lũy carbon của rừng ngập mặn phòng hộ. Thông qua các nỗ lực bảo tồn chung của Chính phủ và cộng đồng địa phương. Đồng thời, dự án cũng được kỳ vọng giúp nâng cao sinh kế của cộng đồng người nghèo và dễ bị tổn thương. Sống ở vùng rừng ngập mặn mà không ảnh hưởng đến bảo vệ môi trường và khí hậu. Nhân rộng các phương pháp đồng phát triển vừa bảo tồn vừa phát triển sinh kế trong rừng ngập mặn. Lồng ghép trong các chính sách cấp quốc gia và cấp tỉnh. Để tăng cường bảo vệ khí hậu trong các hệ sinh thái độc đáo nhưng dễ tổn thương.

Bà Vũ Thị Bích Hợp – Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững cho biết. “Chúng tôi đã chọn ra 400 hộ trực tiếp hưởng lợi từ dự án này. Thông qua các sáng kiến bảo vệ rừng, khôi phục rừng và tăng trữ lượng carbon, hấp thụ carbon của rừng ngập mặn hiện nay trong 2 vùng đó. Người dân còn được hỗ trợ để phát triển sinh kế. Làm sao để chọn lựa ra các mô hình sinh kế đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất”.

Cà Mau đã phát động nhiều dự án phát triển và bảo tồn rừng ngập mặn

Trước đó, Cà Mau cũng đã phát động loạt dự án phát triển và bảo tồn rừng ngập mặn. Điển hình như phong trào trồng rừng ngập mặn, bảo vệ ven biển một số tỉnh ĐBSCL năm 2019.

Phong trào đã góp phần nâng diện tích rừng ngập mặn được khôi phục và bảo vệ lên hơn 1.200ha. Cung cấp dịch vụ hệ sinh thái tại chỗ cho hàng nghìn hộ gia đình được bảo vệ khỏi tình trạng lũ lụt. Giới thiệu các phương pháp quản lý tốt về giải pháp sinh kế cho cộng đồng cư dân. Đồng thời nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường sống. Các vấn đề bảo tồn cho người dân địa phương sinh sống trong khu vực.

Hiện dự án “Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho các cộng đồng dễ bị tổn thương”. Nhận được sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của UBND tỉnh Cà Mau trong quá trình triển khai sắp tới.

Khi dự án triển khai tại vùng rừng ngập mặn ven biển sẽ hỗ trợ cho 2 đơn vị quản lý rừng. Trong công tác bảo tồn tài nguyên rừng, biển. Nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu. Giảm nhẹ thiên tai cho cộng đồng dân cư ven biển và tạo điều kiện giúp người dân chuyển đổi ngành nghề. Nâng cao sinh kế cộng đồng thông qua việc triển khai các mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển.

Rừng ngập mặn

Vị trí đặc biệt của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có vị trí địa lý là 3 mặt giáp biển. Nơi giao thoa giữa biển đông và biển tây. Chịu ảnh hưởng cả hai chế độ thủy triều: bán nhật triều biển đông và nhật triều biển tây. Đặc điểm vùng ven biển thấp, nóng ẩm, mưa nhiều. Hệ thống kênh rạch nội đồng chằng chịt và chế độ thủy triều – dòng chảy pha trộn phức tạp. Tạo cho Mũi Cà Mau có một hệ sinh thái ngập mặn độc đáo. Quy tụ nhiều sinh vật đặc thù và mang tính đa dạng sinh học cao.

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chịu ảnh hưởng lớn do biến đổi khí hậu. Đặc biệt là các thiên tai như bão, nước biển dâng ngày càng gia tăng. Về cường độ, tần suất và tính thất thường. Do đó trong những năm gần đây Vườn đã có nhiều giải pháp. Để ứng phó với tình hình thiên tai. Như: đề xuất xây dựng bờ kè chắn sóng. Tăng cường phát triển rừng thông qua biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên. Phối hợp với các tổ chức thực hiện trồng rừng thí điểm trên bãi bồi,… Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí cũng như nhận thức của cộng đồng. Nên tác động của biến đổi khí hậu còn gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất của người dân khu vực ven biển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *