Ô tô cũ gây ô nhiễm

Nguy cơ ô nhiễm không khí từ khí thải ô tô cũ và xe máy

5 phút, 57 giây để đọc.

Kinh tế phát triển làm cho ô nhiễm môi trường ngày một nghiêm trọng. Đằng sau những hoa lệ do kinh tế thế giới phát triển là những gánh nặng của ngành công nghiệp xử lý rác thải. Những sản phẩm đào thải cần có biện pháp xử lý thích đáng. Nếu không nó sẽ là hệ lụy cho tương lai sau này. Đặc biệt là rác thải từ điện tử và rác thải từ các phương tiện giao thông. Người ta đang báo động nguy cơ ô nhiễm không khí từ khói bụi của các phương tiện giao thông. Đáng chú ý nhất là xe ô tô đã qua sử dụng và xe máy.

Ô nhiễm không khí do xe ô tô cũ

Dòng chảy xe ô tô đã qua sử dụng từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển

Theo một báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), việc xuất khẩu xe đã sử dụng từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí. Ngoài việc gây ô nhiễm không khí trầm trọng, xe đã qua sử dụng còn cản trở những nỗ lực chống biến đổi khí hậu.

Báo cáo có tiêu đề ‘Xe đã qua sử dụng và môi trường: Tổng quan toàn cầu về xe hạng nhẹ đã qua sử dụng: Dòng chảy, quy mô và quy định’ cho biết. Gần 14 triệu xe đã qua sử dụng đã được xuất khẩu trên toàn cầu trong giai đoạn từ năm 2015-2018. Trong đó châu Phi chiếm 40% lượng xe nhập khẩu.

Inger Andersen, Giám đốc điều hành UNEP, cho biết ‘làm sạch’ đội xe toàn cầu là một ưu tiên. Để đáp ứng các mục tiêu về chất lượng không khí và chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Bà nhấn mạnh trong những năm qua, các nước phát triển đã gia tăng xuất khẩu xe đã qua sử dụng sang các nước đang phát triển. Và tình trạng này đã trở thành việc xuất khẩu các phương tiện gây ô nhiễm.

Nhập khẩu ô tô cũ

Ô nhiễm không khí từ xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu

Báo cáo mới của UNEP dựa trên phân tích của 146 quốc gia cho thấy. Gần 2/3 các nước vẫn sử dụng các công cụ quản lý yếu kém. Làm ảnh hưởng đến chất lượng và độ an toàn của xe đã qua sử dụng nhập khẩu từ Nhật Bản, châu Âu và Mỹ.

Theo thống kê, các nước châu Phi đã nhập khẩu 40% xe đã qua sử dụng từ năm 2015 đến 2018. Tiếp theo là các nước ở Đông Âu, châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông và Mỹ Latinh. Với tỷ lệ lần lượt là 24%, 15%, 12% và 9%.

Bà Andersen cho rằng các nước phát triển phải ngừng xuất khẩu các loại xe không đạt yêu cầu về môi trường và an toàn. Trong khi các nước nhập khẩu nên đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng mạnh mẽ hơn.

Báo cáo của UNEP nhấn mạnh việc không có các hiệp định khu vực và toàn cầu để điều chỉnh hoạt động buôn bán và lưu chuyển phương tiện đã qua sử dụng. Là nguyên nhân khiến chất lượng không khí suy giảm ở phía Nam Bán cầu. Cùng với sự gia tăng đột biến về tai nạn giao thông đường bộ.

Báo cáo cho biết quy định là điều cần thiết để đảm bảo chất lượng của các phương tiện và giảm ô nhiễm không khí đô thị cũng như biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo báo cáo, các công cụ tài khóa có thể là một phương pháp hữu hiệu. Để điều chỉnh việc nhập khẩu xe đã qua sử dụng.

Ô nhiễm không khí

Hiểm họa ô nhiễm không khí từ những khí thải xe máy

Nguy cơ ung thư và các bệnh đường hô hấp

Theo nhiều chuyên gia môi trường, rất nhiều nguy cơ bệnh tật mà chủ yếu là ung thư mà con người mắc phải. Khi thường xuyên phải hít khí thải độc hại từ chất thải xe cộ. Theo đó, khi xăng dầu bị đốt cháy, thường có nhiều khí CO2 được phát tán ra môi trường. Mặt khác, theo nhiều nghiên cứu thì khí thải của ô tô ít độc hại với sức khỏe con người hơn so với xe máy.

Nghĩa là, ở nước ta, lượng xe máy vẫn là phương tiện giao thông chủ yếu. Thì việc khí thải của chúng lẫn vào môi trường càng độc hại. Gây lên nhiều loại bệnh khác nhau. Đầu tiên có thể dễ thấy nhất chính là bệnh hô hấp khi mà phổi là nơi trực tiếp hấp thụ những khí thải này.

Khí thải xe máy

Ảnh hưởng hệ thần kinh, hệ sinh sản và tỷ lệ mắc tiểu đường cao

Tuy nhiên, đó chưa phải là căn bệnh duy nhất mà con người có thể mắc phải nếu thường xuyên hít phải khí thải xe máy. Cụ thể, theo các bác sỹ thì khí thải độc hại từ xăng dầu đốt ra. Có thể khiến con người dễ bị rối loạn một số loại hooc-môn như ở hệ thần kinh, hệ sinh sản. Ngoài ra, khí thải còn là tác nhân dẫn tới một số loại bệnh nguy hiểm hơn như ung thư. Hoặc ảnh hưởng xấu tới quá trình mang thai của phụ nữ khiến những em nhỏ sinh ra bị rối loạn một số cơ quan.

Bên cạnh đó, theo những nghiên cứu mới đây thì khí thải xe cộ còn là tác nhân quan trọng dẫn tới bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu này, nếu những người dân thường xuyên phải hít thở không khí ô nhiễm. Do khí thải xe cộ trong vòng 10 năm. Sẽ có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 3 lần. Những người sinh sống ở các khu vực trong lành hơn về môi trường sinh thái. Nghiên cứu còn cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này chính là khí Ni-tơ Đi-ô-xít. Một trong những chất thải chủ yếu của xe cộ đã trực tiếp ảnh hưởng đến việc con người bị mắc bệnh tiểu đường.

Lời kết

Có thể nói, việc khí thải của các phương tiện giao thông trực tiếp tác động xấu lên sức khỏe con người là điều không phải bàn cãi. Vì thế, bên cạnh việc hạn chế hoặc ngăn chặn những chiếc xe có tuổi đời sử dụng quá cao. Người dân còn phải nâng cao ý thức tự bảo vệ mình trước những tác hại này. Đó chính là việc phải tự ý thức sử dụng những phương tiện xe tiên tiến. Cũng như việc đi bảo dưỡng. Đăng kiểm đúng thời hạn quy định. Ngoài ra là tuyên truyền, cảnh báo những người xung quanh. Hạn chế sử dụng những loại phương tiện giao thông quá đát gây hại cho môi trường. Để chúng ta có một môi trường sống trong sạch và trong lành hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *