Tàu cá Trung Quốc

Tình trạng phát thải khí CO2 gây ô nhiễm của tàu cá Trung Quốc

4 phút, 48 giây để đọc.

Những đội tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải trái phép không còn xa lạ đối với Việt Nam và thế giới. Họ có đội tàu khổng lồ và hành động bất chấp luật pháp quốc tế. Dưới sự trợ giúp của chính phủ Trung Quốc những đội tàu cá của họ được trang bị những ngư cụ cỡ lớn và số lượng cũng như kích cỡ tàu rất lớn. Chúng không chỉ tạo nên việc tận diệt hải sản nơi họ đánh bắt. Mà còn phát thải khí CO2 nhiều nhất thế giới, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Mức phát thải khí CO2 của tàu cá cao hơn cả máy bay

Nghiên cứu của 26 chuyên gia khẳng định. Tàu cá đánh bắt bằng lưới kéo đã phá vỡ kho chứa CO2 tự nhiên dưới đáy biển. Mức phát thải khí CO2 của tàu cá cao hơn cả máy bay.

Khi nói đến khí thải CO2 gây ô nhiễm, chúng ta thường đổ lỗi cho máy bay. Thật ra tàu cá phát CO2 nhiều không kém. Đứng đầu là các đội tàu cá Trung Quốc.

Đội tàu cá Trung Quốc

Đội tàu cá Trung Quốc phát thải khí CO2 nhiều nhất thế giới

Trung tuần tháng 3-2021, tạp chí Nature đã đăng nghiên cứu với đầu đề. “Bảo vệ đại dương toàn cầu về đa dạng sinh học, lương thực và khí hậu”. Nghiên cứu do 26 chuyên gia về khí hậu học, sinh học và kinh tế học của Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Đức và Philippines thực hiện.

Nghiên cứu kết luận các tàu lưới kéo cào ở tầng đáy đã thải ra từ 600-1.500 triệu tấn CO2 mỗi năm. Tức nhiều hơn lượng CO2 phát thải từ vận tải hàng không. Là mức 918 triệu tấn năm 2018.

GS Enric Sala ở Hội Địa lý quốc gia Mỹ – tác giả chính của nghiên cứu – cùng các đồng nghiệp đã phân tích ảnh vệ tinh chụp từ năm 2016-2019. Và nhận thấy tàu lưới kéo hoạt động thường xuyên trên khoảng 1,3% diện tích đại dương (4,9 triệu km2).

Trong số CO2 do tàu lưới kéo phát ra. Có khoảng 770 triệu tấn CO2 của các đội tàu cá Trung Quốc. Kế đến là các tàu cá của Nga, Ý, Anh, Đan Mạch, Pháp, Hà Lan, Na Uy, Croatia và Tây Ban Nha.

Một phần CO2 trong không khí đi vào nước rồi được lưu trữ dưới đáy biển – bể chứa tự nhiên của CO2. Tàu cá kéo rê lưới kéo hình nón dài dưới đáy biển chẳng những đánh bắt cá không chọn lọc. Mà còn thải CO2 từ xăng dầu, gây thiệt hại đáy biển. Vì làm suy giảm môi trường sống tự nhiên của các sinh vật. Và gây xáo trộn đáy biển khiến CO2 thoát vào nước và sau đó đi vào khí quyển.

Các đề xuất để giảm phát thải khí CO2

Các tác giả nghiên cứu giải thích 1.500 triệu tấn CO2 thải ra đại dương. Chỉ chiếm 0,02% tổng lượng carbon trầm tích biển. Nhưng con số này tương đương 15-20% COtrong khí quyển được đại dương hấp thụ mỗi năm.

Để giảm thiểu tác động xấu từ tàu lưới kéo. Các tác giả nghiên cứu chủ trương thành lập các khu vực bảo vệ. Là nơi lưu trữ carbon trầm tích ở mức cao nhất và nơi diễn ra hoạt động đánh bắt công nghiệp mạnh nhất.

Các khu vực này bao gồm lãnh hải Trung Quốc, bờ biển Đại Tây Dương ở châu Âu và các vùng biển nước trồi. Phần lớn các khu vực này đều nằm trong vùng biển quốc gia. Nên dễ dàng thực thi các quy định thích hợp. Các tác giả khẳng định: “Chỉ cần bảo vệ 3,6% đại dương. Là đủ để loại bỏ 90% nguy cơ xáo trộn carbon trầm tích”.

Nếu muốn mở rộng mục tiêu bảo vệ gồm bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp thực phẩm (bảo tồn nguồn cá). Cần nâng mức bảo vệ lên 28% đại dương (hiện nay chỉ 2,7% đại dương được bảo vệ).

Năm 2016, châu Âu đã cấm đánh bắt cá bằng lưới kéo dưới mực nước sâu trên 800m. Hoặc 400m tại các vùng biển dễ bị tổn thương. Dù vậy, tàu lưới kéo vẫn tung hoành trên vùng biển quốc tế chiếm 60% diện tích biển.

Đánh cá bằng lưới kéo không phải là mối đe dọa duy nhất đối với đáy biển. Khai thác khoáng sản cũng có thể dẫn đến xáo trộn trầm tích dù hoạt động này ít rầm rộ hơn.

Tàu cá TQ bị bắt

Tàu cá Trung Quốc vét sạch đại dương

Năm 2019, hơn 700 tàu cá Trung Quốc đã càn quét trái phép vùng biển Triều Tiên. Trong khi nghị quyết của Liên Hiệp Quốc năm 2017. Cấm Bình Nhưỡng bán quyền đánh bắt hải sản đổi lấy ngoại tệ sau hàng loạt vụ thử hạt nhân.

Phát hiện mới đặt ra nhiều câu hỏi gai góc về hậu quả của việc Trung Quốc bành trướng hiện diện trên các đại dương. Và tham vọng địa chính trị của họ đằng sau hành động này.

Sau khi tận diệt sạch vùng biển gần nhà, đội tàu Trung Quốc những năm gần đây tấn công vùng biển các nước khác. Bao gồm khu vực Tây Phi và Mỹ Latin – những nơi không có đủ nguồn lực cho hoạt động tuần tra biển. Hầu hết tàu cá xa bờ của Trung Quốc là cỡ lớn. Lượng tôm cá một tàu cào vét một tuần có khi nhiều bằng một tàu cá Senegal hoặc Mexico đánh bắt trong cả năm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *