Phát hiện 2 chiếc đĩa sứ trong mộ cổ, chuyên gia giận dữ đập vỡ ngay trước mặt

Phát hiện 2 chiếc đĩa sứ trong mộ cổ, chuyên gia giận dữ đập vỡ ngay trước mặt

4 phút, 9 giây để đọc.
Trung Quốc là đất nước nổi tiếng với hàng loạt các ngôi mộ cổ. Chính vì thế, việc khai phá các di tích khảo cổ này được rất nhiều nhà khảo cổ học quan tâm. Năm 2014, các nhà khảo cổ tại đã tiến hành khai quật một ngôi mộ cổ ở tỉnh Giang Tây. Và họ đã phát hiện ra 2 chiếc đĩa sứ cổ. Tuy nhiên, các chuyên gia này cảm thấy phẫn nộ và sau đó họ tự tay đập vỡ ‘di vật’ mà không tiếc công sức trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Vậy đâu là lí do?

Chuyện gì đã xảy ra ở ngôi mộ này?

Vào ngày 22 tháng 11 năm 2014, một ngôi mộ cổ của Lục triều (220 hoặc 222 – 589) đã được phát hiện ở Giang Tây. Vào thời điểm đó, một công trường ở làng đang được thi công ráo riết. Và không ai có thể nghĩ rằng sau khi một chiếc xẻng đào xuống. Một ngôi mộ cổ được phát hiện trên nền đất vàng.

Khi thấy tình hình không ổn, các công nhân đã báo ngay cho ban di tích văn hóa địa phương. Cục di tích văn hóa cũng khẩn trương cử các chuyên gia khảo cổ có chuyên môn và kinh nghiệm đến hiện trường. Sau khi điều tra kỹ, các chuyên gia xác định rằng cái hố lớn do tình cờ đào ra là một ngôi mộ cổ từ thời Lục triều. Và nó có niên đại ít nhất là 1.700 năm.

Chuyện gì đã xảy ra ở ngôi mộ này?

Đỉnh của ngôi mộ cổ này cách mặt đất khoảng 2m; chiều dài ngôi mộ khoảng 5,2m, rộng 1,6m, cao 1,5m. Các nhà khảo cổ học đánh giá qua các di vật văn hóa khai quật được trong lăng mộ cho thấy danh tính của chủ nhân ngôi mộ thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội hoặc xuất thân từ một gia đình giàu có.

Bởi vì vị trí của ngôi mộ thấp. Và ngôi mộ được làm bằng gạch màu xanh. Ngôi mộ đã chứa đầy phù sa. Hơn nữa, kết cấu của lăng nằm nghiêng. Nếu không chú ý thì có thể khiến lăng bị sập. Để ngăn chặn việc vô tình phá hủy các di tích văn hóa bị chôn vùi trong phù sa trong quá trình khai quật. Các nhà khảo cổ chỉ có thể làm sạch phù sa thủ công từng xẻng một.

Tại sao các chuyên gia lại tức giận?

Sau cuộc khai quật ngày đêm của các nhà khảo cổ học, tổng cộng 14 di vật văn hóa quý giá đã được khai quật từ ngôi mộ lớn này. Nhưng trong đó có một “di vật” khiến các nhà khảo cổ học đặc biệt tức giận sau khi tìm thấy.

Họ tìm thấy hai chiếc đĩa sứ chồng lên nhau trong bùn. Nhưng khi cẩn thận đào ra thì phát hiện dưới đáy đĩa có ghi dòng chữ “Made in China”. Đọc xong, các chuyên gia lập tức nhận ra đây là hai chiếc đĩa sứ được sản xuất ở thời hiện đại. Và không phải cổ vật.

Sau đó, đoàn khảo cổ xác định ngôi mộ đã bị bọn trộm mộ đột nhập. Và chúng cố tình để lại những chiếc đĩa sứ hiện đại. Chuyên gia tức giận đã đập vỡ một trong những chiếc đĩa thành nhiều mảnh. Nhưng công việc khảo cổ vẫn được tiếp tục. Sau vài giờ, cuối cùng 14 di tích văn hóa của Lục triều này đã được phát hiện.

Tại sao các chuyên gia lại tức giận?

Vậy đâu là cách nhận biết một di vật cổ?

  • Kiểu dáng: cấu trúc bên ngoài của đồ gốm. Là yếu tố đầu tiên khi nhìn vào để khẳng định món đồ đó có giá trị về thẩm mỹ cao hay không
  • Da: Được hiểu là phần “vỏ” ngoài, là nước men, hoa văn, màu sắc, nét chạm khắc,… của đồ gốm. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá giá trị của món đồ. Những món đồ gốm sứ cổ với hoa văn được chạm, vẽ đẹp, sắc sảo, phản ánh được những nét tinh hoa về nghệ thuật ở thời điểm nó được sản xuất. Và đặc biệt là màu nước men bị ảnh hưởng của thời gian tạo ra vẻ đẹp cổ độc đáo và riêng biệt thường có giá trị rất lớn
  • Toàn: Ý là sự “toàn vẹn” của món đồ vật. Cùng là đồ cổ như nhau nhưng những món còn lành lặn, ít sứt mẻ chắc chắn có giá trị cao hơn
  • Tuổi: Như đã nói ở trên, tuổi là yêu cầu đầu tiên để xác nhận xem món đồ đó có phải đồ cổ hay không. “Tuổi” cũng là yếu tố mang ý nghĩa khảo cổ học rất lớn. Và được những nhà sưu tập đồ cổ xem trọng

Xem thêm các bài viết về khảo cổ học tại website: yakutiahotel.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *