rong biển Rugulopteryx okamurae

Xuất hiện rong biển độc hại từ Nhật Bản đang chết chất đống dọc Địa Trung Hải

3 phút, 46 giây để đọc.

Trong thời gian gần đây xuất hiện một loại rong biển có tính chất độc hại nguồn gốc từ Nhật Bản đang chết chất đống. Trên những bãi biển dọc Địa Trung Hải. Nó đang giải phóng độc tố, xâm lấn, tàn phá hệ sinh thái gây hại cho những người sống quanh đây. Vậy loại rong biển này có tính chất độc như thế nào? Những người sống ở đây đã phản ánh những gì? Mời bạn đọc bài viết của yakutiahotel dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về tin tức này nhé.

Vị trí địa lý của Địa Trung Hải

Địa Trung Hải là một phần của Đại Tây Dương được vây quanh bởi đất liền – phía bắc bởi châu Âu. Phía nam bởi châu Phi và phía đông bởi châu Á.

Địa Trung Hải có diện tích 2.509.000 km² (969.000 dặm vuông Anh) tới 2.510.000 km² (970.000 dặm vuông Anh). Chiều dài đông-tây là 4.000 km và chiều rộng trung bình là 800 km. Nhưng tại chỗ thông với Đại Tây Dương (eo biển Gibraltar) chỉ rộng 13 km (8 dặm Anh). Và bề rộng tối đa đạt 1.600 km. Nhìn chung biển này nông, với độ sâu trung bình khoảng 1.500 m. Độ sâu tối đa khoảng 4.900 m tới 5.150 m, tại khu vực phía nam bờ biển Hy Lạp.

địa trung hải

Địa Trung Hải là phần sót lại của một đại dương lớn thời cổ đại. Gọi là đại dương Tethys, đã bị ép gần như đóng chặt trong thế Oligocen. Khoảng 30 triệu năm trước, khi các mảng kiến tạo lục địa làm cho châu Phi. Và đại lục Á-Âu va chạm vào nhau. Các mảng này vẫn đang tiếp tục đè nén nhau, gây ra các đợt phun trào của các núi lửa. Như đỉnh Etna, đỉnh Vesuvius và Stromboli, tất cả đều tại Ý. Cũng như kích thích các trận động đất thường xuyên, tàn phá các phần của Ý, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Một sóng ngầm đại dương từ Tunisia tới Sicilia chia Địa Trung Hải ra thành hai bồn địa đông và tây. Một sóng ngầm đáy biển khác, từ Tây Ban Nha tới Maroc. Nằm tại lối thoát ra của Đại Tây Dương. Chỉ sâu 300 m (1.000 ft), nó hạn chế sự luân chuyển nước thông qua vịnh Gibraltar khá hẹp. Vì thế nó làm giảm đáng kể khoảng lên-xuống của thủy triều tại biển này và cùng với tốc độ bốc hơi cao. Làm cho Địa Trung Hải có độ mặn cao hơn của Đại Tây Dương.

Xuất hiện rong biển độc hại xâm lấn Địa Trung Hải

Trong những tuần gần đây, rong biển Rugulopteryx okamurae đang sinh sôi nảy nở. Tại Vườn quốc gia Calanques ở miền nam nước Pháp. Nơi có những bãi cát đẹp như tranh vẽ thu hút hàng nghìn người đi biển mỗi ngày vào mùa cao điểm. Chúng cũng xuất hiện trên các cầu cảng ở Marseille. Và dọc theo khu vực Cote Bleue ở phía tây thành phố.

Rong biển độc hại xâm lấn Địa Trung Hải

Loài thực vật thủy sinh bắt nguồn từ ngoài khơi Nhật Bản này. Đã được chứng minh là có khả năng xâm lấn, tàn phá hệ sinh thái và gây hại cho sức khỏe con người. Một khi trôi dạt vào bờ biển, chúng chết đi và thải ra hydro sulfide trong quá trình phân hủy. Đây là một loại khí độc có thể đoạt mạng người với liều lượng lớn.

“Rong biển lan rộng và bốc mùi hôi thối khiến mọi người buồn nôn”. Cư dân Marseille Guy Coulet nói với AFP trong một cuộc phỏng vấn. “Chúng thậm chí còn xuất hiện nhiều hơn ở các vùng nước nông. Làm tắc nghẽn lưới đánh cá của ngư dân”.

Các nhà chức trách vẫn chưa rõ Rugulopteryx okamurae đến vùng biển Địa Trung Hải bằng cách nào. “Tại thời điểm này, mọi thứ đang trong tầm kiểm soát và không nguy hiểm cho con người. Tuy nhiên, nếu nồng độ khí hydro sulfide tăng cao đến mức đỉnh điểm, chúng tôi sẽ phải đóng cửa các bãi biển”, Phó thị trưởng phụ trách đa dạng sinh học biển Herve Menchon nhấn mạnh.

Chính quyền thành phố Marseille đang tìm cách nhổ bỏ rong biển hình thành dày đặc dưới nước, nhưng hiện vẫn chưa có giải pháp xử lý hiệu quả những cây chết thối trên bờ biển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *