Những điều thú vị về loài bạch tuộc

Những điều thú vị về loài bạch tuộc

3 phút, 22 giây để đọc.

Có lẽ bạn chưa bao giờ nghe rằng bạch tuộc có khả năng hóa cứng các vòi tạo thành “Khủy tay” để đưa thức ăn vào miệng. Nhưng theo các nghiên cứu của các nhà khoa học từ Italia và Israel. Thì 8 cánh tay của bạch tuộc có khả năng vận động linh hoạt gần như theo mọi phương hướng co thể cho phép chúng tùy ý uốn cong hay xoắn lại. Khi ăn chúng sử dụng những cơ “tay” linh động đê tạo thành khớp nối trong thời gian tạm thời nhưng có chức năng tương tại như khớp tay người.

Bạch tuộc thuộc bộ Octopoda

Bạch tuộc thuộc bộ Octopoda. Có cấu tạo cơ thể thân mềm gần giống với loài mực ống. Cấu trúc cơ thể bạch tuộc là loại không xương, không có vỏ ngoài cứng nên loài động vật này có thể dễ dàng len lỏi qua các khe đá nhỏ dưới lòng đại dương. Phần cứng duy nhất của bạch tuộc có hình dạng giống mỏ vẹt, nằm dưới đầu, giữa 8 cánh tay.

Bạch tuộc thuộc bộ Octopoda

Bạch tuộc có ngoại hình trông giống như một cái mái vòm. Hay cái bát úp lên trên một đống râu mực cỡ lớn vậy. Nhưng thực tế thì cái mà chúng ta vẫn gọi là đầu của bạch tuộc đó lại chính là phần thân của nó, bên trong đó chứa tất cả những cơ quan nội tạng quan trọng bao gồm cả 3 trái tim.2 tim bơm máu cho mang, còn 1 tim sẽ bơm máu đi toàn bộ cơ thể.

Máu của bạch tuộc có màu xanh nhạt

Thị lực của bạch tuộc rất tốt nhưng tiếc thay chúng lại bị điếc. Trong tất cả các loài sinh vật biển, bạch tuộc được xếp loại là loài động vật thông minh nhất. Hệ thần kinh của chúng hoạt động khá phức tạp. Hơn 2/3 nơron nằm trong những dây thần kinh ở các tua.

Những xúc tu trên tua của bạch tuộc có tác dụng giống như giác hút giúp bạch tuộc. Có thể giữ chặt con mồi đồng thời những xúc tu này còn giúp bạch tuộc xác định được địa hình. Và hình dạng của những thứ nó bám vào.

Tay của bạch tuộc có thể mọc lại khi bị mất

Quan sát hoạt động cơ “tay” của bạch tuộc. Nhóm nghiên cứu phát hiện mỗi “cánh tay” thực hiện 2 động tác co cơ Nối tiếp nhau và khi đầu “cánh tay’ đụng phần “bả vai” sẽ hình thành “khuỷu”. Loài vật có tài ngụy trang này sử dụng kỹ thuật trên để tạo thành “cánh tay” có 3 khớp. Giống như vai, khuỷu và cổ tay của người. Đây là cơ chế đơn giản và tối ưu để điều chỉnh độ dài các “ống tay” theo vị trí thức ăn mà chúng muốn túm lấy. Những chiếc vòi được điều khiển bằng các khớp như thế này là cách tốt nhất để bạch tuộc có những bước “đi” vững vàng.

Tay của bạch tuộc có thể mọc lại khi bị mất

Các loài bạch tuộc thường thích chạy trốn hơn là quay lại đánh nhau với kẻ thù. Chúng thường tích nước vào phần thân rồi bắn ra với tốc độ cực nhanh tạo thành phản lực. Để đẩy cả cơ thể của chúng về phía trước nhằm tìm đường trốn chạy khỏi kẻ thù. Tốc độ của chúng vào khoảng 25 km/h.

Các nhà khoa học đã khám phá được bạch tuộc có khả năng nhớ trong ngắn hạn và dài hạn. Chúng có thể phân biệt được hình dạng, bắt chước được mọi hoạt động của vật thể. Sau khi quan sát. Khả năng trốn thoát của bạch tuộc phải gọi là bậc thầy bởi chúng vô cùng thông minh. Một số ngư dân đã không thể phát hiện được bạch tuộc len lỏi vào tàu của họ để ăn uống ngon lành rồi biến mất lúc nào không hay.

Nếu bạn thấy bài viết hay hãy chia sẻ giúp chúng tôi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *