Phát hiện tàn tích của thành phố vàng từng bị mất tích ở Ai Cập

Phát hiện tàn tích của thành phố vàng từng bị mất tích ở Ai Cập

3 phút, 51 giây để đọc.

Từ xa xưa, Ai Cập là nơi quen thuộc với những phát hiện khảo cổ học mới lạ. Vào tháng 4 năm 2021, nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Zahi Hawass dẫn đầu thông báo họ đã khai quật được thành phố vàng từng bị mất tích hơn 3.000 năm tuổi tại đất nước Ai Cập. Thành phố này có tên là Aten. Aten được xác định là thành phố có niên đại từ thời vua Amenhotep III. Vị vua cai trị vì từ năm 1391 đến năm 1353 trước công nguyên. Và là một trong những Pharaoh sở hữu quyền lực lớn nhất của Ai Cập. Đặc biệt, đây còn là thành phố tưởng chừng như đã bị chôn lấp vĩnh viễn.

Dưới đây toàn bộ thông tin mà yakutiahotel.com đã tổng hợp được, hãy cùng theo dõi nhé!

Phát hiện ra thành phố hoàng kim

Đội ngũ do nhà khảo cổ học Ai Cập Zahi Hawass dẫn đầu vừa công bố kết quả cuộc khai quật tàn tích của thành phố bí ẩn bị chôn vùi dưới cát gần cổ thành Luxor suốt ba thiên niên kỷ qua, theo đài NBC News.

Đây là thành phố lớn nhất từng được khai quật có từ thời Ai Cập cổ đại; và nhóm khảo cổ do ông Hawass dẫn đầu chỉ mới khai quật được một phần. Nhóm khảo cổ phát hiện nhiều cổ vật bao gồm những chiếc nhẫn; mảnh đồ gốm sặc sỡ được xác nhận có từ niên đại dưới thời cai trị của Pharaoh Amenhotep III, trị vì Ai Cập trị từ năm 1391 đến 1353 trước công nguyên.

Phát hiện ra thành phố hoàng kim

Chia sẻ của nhà khảo cổ học Hawass

Hawass cho biết: “Mỗi khối cát được khai quật có thể cho chúng ta biết về cuộc sống của con người vào thời kỳ hoàng kim của Ai Cập; khi mà người Ai Cập thống trị thế giới”.

“Đây là điều vô cùng tuyệt vời. Bởi vì lâu nay chúng tôi khám phá nhiều thứ về các hầm mộ nhưng phải đợi đến bây giờ mới tìm thấy một thành phố lớn lần đầu tiên. Điều này giúp phơi bày cuộc sống của những con người vào thời đại hoàng kim của Ai Cập (giai đoạn 2613 – 2494 trước công nguyên)”, ông Hawass nói về cuộc khai quật bắt đầu từ tháng 9.2020.

Lâu nay giới khoa học cũng đã dành rất nhiều thời gian để phân tích các xác ướp và cách người Ai Cập cổ đại nhìn nhận về thế giới bên kia; cùng nghi lễ về cái chết của họ. “Đến nay, chúng tôi mới có thể chạm đến cuộc sống của người xưa”, ông Hawass lưu ý.

Định mệnh đã dẫn dắt Hawass đến đây

Trong lúc tìm kiếm ngôi đền của Pharaoh Tutankhamen. Đội ngũ của ông Hawass rất ngạc nhiên khi phát hiện một loạt bức tường bùn nhô lên khỏi cát. Một số cao khoảng 3m và được xây dựng theo thiết kế đặc trưng của thời kỳ này.

Các nhà kho, hòn đá mài, lò nướng, khu vực chế biến thịt. Và đủ loại dụng cụ hàng ngày vẫn còn nguyên vẹn vào thời điểm khai quật. Tàn tích thành cổ giúp các nhà khảo cổ học nhìn ngược về quá khứ của một thành phố Ai Cập phồn thịnh.

Định mệnh đã dẫn dắt Hawass đến đây

Nhà khảo cổ học Hawass cho rằng định mệnh đã dẫn dắt nhóm của ông tìm đến nơi này. Vì trước đây các nhóm khác đã nỗ lực tìm kiếm nhưng bất thành. “Việc phát hiện thành phố mất tích là khám phá khảo cổ quan trọng thứ hai; kể từ thời điểm tìm ra lăng mộ của Pharaoh Tutankhamen”, bà Betsy Brian, giáo sư tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), đánh giá.

Đội ngũ chuyên gia Ai Cập cũng đã xác nhận thành phố bị chôn vùi này từng là một nơi rất nhộn nhịp; dưới thời Pharaoh Amenhotep III cùng với con trai của ông là Akhenaten. Những cuộc khai quật trong tương lai hứa hẹn sẽ mang đến câu trả lời cho những thắc mắc lâu nay về thời kỳ này ở Ai Cập.

Tóm lại

Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết địa điểm khảo cổ này vẫn đang trong tình trạng rất tốt. Mặc dù nó đã hoang sơ hàng nghìn năm. Tuy nhiên, vẫn được đánh giá vẫn như thể mới tồn tại sự sống ở ngày hôm qua. Ở đây chứa đựng nhiều bằng chứng đáng chú ý có thể thu hút hàng triệu khách tham quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *