Hồ Baikal - Những vòng băng bí ẩn khiến thế giới tò mò

Hồ Baikal – Những vòng băng bí ẩn khiến thế giới tò mò

3 phút, 51 giây để đọc.

Trong vài thập kỷ, các nhà khoa học và phi hành gia quan sát hồ Baikal đã nhận thấy những chiếc vòng khổng lồ trong lớp băng mùa xuân. Trên một trong những hồ lâu đời nhất và sâu nhất thế giới. Các nhà nghiên cứu Nga lần đầu tiên phát hiện ra chúng. Trong các bức ảnh vệ tinh vào đầu những năm 2000. Hiện tượng này mới trở thành chủ đề được quốc tế thu hút nghiên cứu. Theo dõi chúng tôi để khám phá nhiều điều bí ẩn trên thế giới nhé!

Baikal là hồ nước ngọt lâu đời nhất thế giới

Baikal là hồ nước ngọt lâu đời nhất thế giới

Hồ Baikal nằm ở Siberia (Nga) và có tuổi khoảng 25 – 30 triệu năm. Đây là một trong những hồ lâu đời nhất trên thế giới. Độ sâu tối đa của hồ là 1.642 mét. Baikal là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới.

Trong thời gian một năm, nhiệt độ nước trong hồ thay đổi khá đột ngột. Vào mùa hè, lớp nước bề mặt tại một số nơi có nhiệt độ khoảng 16 độ C. Sau đó một vài tháng, nước đóng băng và duy trì ở trạng thái này cho đến tháng 5 năm sau. Lớp băng xuất hiện trên mặt hồ có độ dày từ 0,5 – 1,4 mét. Tuy nhiên, tại một số khu vực, băng dày tới 2 mét.

Từ lâu, hồ Baikal nổi tiếng vì những vòng băng bí ẩn, xuất hiện trong những tháng mùa đông. Một số vòng băng lớn đến mức có thể nhìn thấy từ vũ trụ.

Nhiều giả thuyết xuất hiện

Các vòng băng được biết đến đã hình thành trên hồ Baikal từ ít nhất năm 1969. Và có thể tồn tại ở bất cứ đâu từ vài ngày đến vài tháng, hình ảnh vệ tinh cho thấy.

Một trong những lý thuyết được nhiều người quan tâm. Đó là có sự liên quan đến khí methane sủi bọt từ đáy hồ sâu gây ra những vòng băng này. Nhưng Kouraev và các đồng nghiệp của mình nhận thấy rằng. Một số trong những vòng băng này hình thành trong vùng nước nông hơn của hồ. Những khu vực không có khí thải.

Bí mật những cấu trúc băng khổng lồ đó cuối cùng cũng đã được giải mã

Bí mật những cấu trúc băng khổng lồ đó cuối cùng cũng đã được giải mã

Nhờ các xoáy nước ấm

Trong thực tế, nhờ sự giúp đỡ của các nhà khoa học ở Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Bí mật những cấu trúc băng khổng lồ đó cuối cùng cũng đã được giải mã.

Sử dụng dữ liệu thu thập từ vệ tinh nhân tạo và từ các cảm biến ném xuống hồ. Các nhà khoa học thấy rằng, các xoáy nước ấm, ở sâu dưới mặt hồ đóng băng. Đã sinh ra dòng nước ấm di chuyển theo hướng kim đồng hồ, thậm chí tại những nơi lạnh hơn.

Lực của các dòng nước là yếu nhất trong môi trường, nơi lớp nước bề mặt tiếp tục bị đóng băng. Tuy nhiên, những dòng nước mạnh hơn bên ngoài xoáy nước có thể làm băng tan chảy. Kết quả là trên mặt băng hình thành những hình dạng kỳ lạ, nhìn thấy được từ trên cao. Các vòng băng trông khá kỳ lạ và chúng có thể gây nguy hiểm cho người di chuyển trên mặt hồ.

Vòng băng có hình dạng giống như thấu kính

Các cảm biến tiết lộ rằng nước tại các khu vực này ấm hơn 1 đến 2 độ C so với nước xung quanh. Hơn nữa, các vòng băng có hình dạng giống như thấu kính. Một hiện tượng phổ biến ở các đại dương nhưng hiếm gặp ở các hồ.

Theo các cảm biến được giữ dưới nước trong 1,5 tháng cùng một lúc. Cũng như hình ảnh vệ tinh hồng ngoại cảm biến nhiệt. Có vẻ như các vòng băng hình thành mỗi mùa thu, trước khi hồ đóng băng. Hơn nữa, những cơn gió mạnh. Thổi trong vùng nước từ vịnh Barguzin gần đó có thể giúp chúng hình thành.

Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được cơ chế chính xác hình thành những xoáy nước ấm ở dưới lòng hồ. Tuy nhiên các nghiên cứu vẫn tiếp tục được tiến hành, nhằm tìm hiểu hiện tượng sâu hơn. Các dữ liệu thu thập được cho thấy. Nước từ các con sông đổ vào hồ và gió cũng đóng một vai trò nào đó. Còn các vành đai băng giá bắt đầu hình thành hàng tháng trời trong quá trình hồ đóng băng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *